Phân chia tài sản chung của Bố để lại không có bản di chúc

Chào luật sư! Chúng tôi có một câu hỏi mong luật sư tư vấn: Bố mẹ đẻ chúng tôi xây dựng gia đình từ năm 1955, ông bà sinh được 6 người con (3 nam, 3 nữ) tài sản của ông bà gồm: 5 gian nhà lợp ngói đỏ trên diện tích gần 400m 2 với mét mặt là 21,67m bên đường quốc lộ 1A (tính từ Ninh Bình đi Hà Nội dưới km số 5 khoảng 30m). Bố chúng tôi mất năm 1985 không để lại di chúc , mẹ tôi đã cùng ba người con trai tự ý định đoạt, ngầm chia số tài sản chung của bố mẹ. Việc chia tài sản chung của bố mẹ không có sự tham dự  của 3 người con gái. Chúng tôi không được họp và không được hưởng tài sản chung. Chúng tôi đã góp ý đề nghị họp gia đình nhưng mẹ và ba người con trai không đồng ý, chúng tôi đã làm đơn lên Ủy ban xã đề nghị can thiệp giải quyết ngày 7-1-2005 UBND xã với đầy đủ thành phần của các ban ngành trong xã triệu tập các thành viên trong gia đình tôi đến giải quyết xong không thể giải quyết được. Ngày 4-3-2005 , chúng tôi đệ đơn lên Tòa án tỉnh Ninh Bình đã giải quyết số tài sản trên được chia đôi (một nửa là của bố, một nửa là của mẹ). Số mét mặt được TAND tỉnh Ninh Bình chia phần của bố chúng tôi cho 6 người con và mẹ tôi là: mỗi người 1,5 mét mặt . Xong 3 người con trai và mẹ tôi làm đơn kháng cáo lên TAND tối cao tại Hà Nội và TAND tối cao xét xử vào ngày 19-1-2007 thì 3 chị em tôi không được thừa kế một chút nào tài sản của bố . Hiện nay, đang ở trên đất của bố mẹ tôi có mẹ chúng tôi, em trai tôi. Em gái tôi (cùng đứa con gái) có hoàn cảnh khó khăn cũng chung sống ở đó, nhiều lần bị mẹ và các anh trai, chị dâu, các cháu đuổi. Vậy chúng tôi xin hỏi: -  Theo như nội dung trên, chúng tôi có được hưởng thừa kế không? - TAND tối cao xét xử như thế có đúng không? - Và chúng tôi cần làm những thủ tục tiếp theo như thế nào?

Vấn đề bạn quan tâm, xin tư vấn như sau:
1. Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật.
Điều 676 Bộ luật dân sự cũng quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. 
Do đó, vợ/chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau.
2. Bản án phúc thẩm là bản án có hiệu lực thi hành.
Theo quy định tại Điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự thì Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
“1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. 
“Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành việc kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật”.
(Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự) 
Do đó, nếu còn thời hạn kháng nghị, đương sự có quyền đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.
Trân trọng. 
 

Di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc không cần công chứng chuẩn pháp lý mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc viết tay chuẩn và hướng dẫn chi tiết cách viết di chúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Chưa đủ 18 tuổi có được lập di chúc hay không? Di chúc người dưới 18 tuổi lập được coi là hợp pháp khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ của người để lại di sản không có tên trong di chúc thì có được nhận thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc hết hạn thì những người thừa kế còn được hưởng di sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc có được viết tắt không? Di chúc bị thất lạc thì chia thừa kế thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực di chúc ở đâu? Mẫu chứng thực di chúc đầy đủ nhất 2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy bỏ di chúc trong những trường hợp nào? Thủ tục hủy bỏ di chúc thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc
Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào