Hỏi về trợ cấp thôi việc và thủ tục giải quyết nghỉ việc

Kính gửi: Luật sư Công ty chúng tôi trước đây là doanh nghiệp nhà nước, sau đó chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Hiện nay, có 01 anh phó Tổng Giám đốc xin thôi việc. Vì không nắm rõ quy trình nhưng lại có nhiều ý kiến khác nhau, đồng thời để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Xin Luật sư tư vấn giùm về thủ tục giải quyết nghỉ việc và thời điểm nào được tính trợ cấp thôi, cho trường hợp trên, với các mốc thời gian như sau: - Từ tháng 11/65 đến 4/66 nhân viên giao liên quân khu 8 - Từ tháng 5/66 - 10/71 Y tá phòng tham mưu quân khu 8 - Từ tháng 11/75 - 9/75 được cử ra Bắc học trường học sinh miền Nam - Từ tháng 10/75-1/76 học trường bổ túc công nông khu trung Nam bộ - Từ tháng 2/76 - 11/77 học trường văn hóa  thuộc Bộ Y tế - Từ tháng 12/77 - 11/81 cán bộ Sở giao thông vận tải - Từ tháng 12/81 - 5/2005 Phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước (do UBND thành phố bổ nhiệm) - Từ tháng 6/2005 đến nay (tháng 12/2010 - thời điểm xin nghỉ việc) là phó tổng giám đốc công ty cổ phần (trước đó là DNNN) do HĐQT công ty bổ nhiệm.  Vậy, xin Luật sư tư vấn giùm thủ tục giải quyết nghỉ việc cho trường hợp trên là những loại văn bản gì mà công ty chúng tôi phải ban hành và chi trả trợ cấp thôi việc được tính từ thời điểm nào đến thời điểm nào.  Xin chân thành cám ơn Luận sư đã giúp đỡ.
Chào bạn !

Thời gian công tác chính xác sẽ do cơ quan BHXH chiết tính dựa trên thời gian công tác cụ thể, tuy nhiên theo nội dung bạn nêu có thể thấy thời gian từ  1965 đến 2005 vị Phó GĐ kia đã dư thời gian nghỉ hưu, mức lương hưu là bình quân 5 năm cuối khi công tác cho nhà nước.

Thời gian công tác từ năm thứ 31 trở đi được hưởng trợ cấp một lần ( 0,5 tháng lương bình quan/ 1 năm làm việc ) cho thời gian đó. Bạn có thể tham khảo thêm Luật BHXH và Nghị định 152/2006/NĐ-CP để đối chiếu. Chúc bạn và gia đình một năm mới An Khang Thịnh Vượng !!!

Trích Nghị định 152/2006/NĐ-CP
......................

 

MỤC 4: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 25. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại Điều 2 Nghị định này.

Điều 26. Điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Điều 27. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

 Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

2. Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.

Điều 28. Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 52 và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%.

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.

4. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

5. Khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.

Điều 29. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh từng thời kỳ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ quy định.

.......................

Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị kết án phạt tù thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của công chức nếu có tháng lẻ thì được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được hưởng trợ cấp thôi việc? Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng trợ cấp do dịch nếu chấm dứt HDLĐ ngày 30 tháng 3 không?
Hỏi đáp pháp luật
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Hỏi đáp pháp luật
Sinh con, bị thôi việc?
Hỏi đáp pháp luật
Thôi việc bị công ty giữ chứng chỉ hành nghề?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp thôi việc
Thư Viện Pháp Luật
199 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ cấp thôi việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào