Tài sản mẹ tôi vất vả tạo dựng có bị chia thừa kế cho con trước của ba?

Cho tôi hỏi chút ít về chuyện gia đình :'' ba tôi có hai vợ , vợ trước có hai người con trai nhưng ly dị và lấy người vợ sau có hai người con gái la tôi và em gái tôi . Lúc lấy nhau thi cha mẹ tôi không có gì trong tay ,ba tôi là bộ đội được đơn vị cấp cho mảnh đất,ba tôi bị đau nên nghĩ bộ đội sớm không nhận được lương trợ cấp ,mẹ tôi vất vả làm ăn và kiếm được số tiền để xây nhà,hiện giờ sổ đỏ là do ba và mẹ tôi cùng đứng trên . Cho tôi hỏi liệu nếu ba tôi không con sống nữa thì mẹ con người vợ trước có quyền lên lấy tài sản của mẹ tôi hiện đang có không?trước khi chết ba tôi dấu viết di chúc cho người con trai của vợ trước có được không hay phải cả vợ cả chồng đứng tên trong sổ đỏ cùng ký trong di chúc mới được pháp luật chứng nhận vậy ?( Chẳng may mẹ tối chết trước thì tài sản đó do quyền của ba tôi ,ba tôi có thể cho người con trai của người vợ trước phải không ?) còn ba mẹ tôi không còn nữa thì tài sản đó là quyền sở hữu của hai chị em tôi hay là cũng có quyền của 2 người con của vợ trước nữa. Do mẹ tôi sợ nếu mẹ không còn nữa lỡ mẹ con của người vợ trước lên đòi lấy tài sản thì chị em tôi biết ở đâu, vì hai chị em còn nhỏ mà tài sản do chính tay người vợ sau xây dựng lên hãy cho tôi 1 lời khuyên đúng đắn Mong giúp đỡ cho.Cảm ơn
Chào Bạn ! Về việc bạn hỏi tôi có trao đổi như sau:

- Về nguyên tắc theo quy định pháp luật thì tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được gọi là tài sản chung hơp nhất. Khi hai vợ chồng đã ly hôn, đã chia tài sản theo đúng quy định, có bản án của Tòa án thì không có liên quan đến tài sản với nhau.

- Trường hợp của gia đình bạn, thì Người vợ trước không có liên quan đến tài sản của gia đình bạn và ngay cả khi bố bạn chết thì cũng không thể đơn phương lấy tài sản của gia đình bạn. Nhưng hai người con của bố bạn với người vợ trước vẫn là con của Bố bạn, về nguyên tắc nếu bố bạn viết di chúc cho hai người con đó thì di chúc đó vẫn có hiệu lực đối với phần tài sản của bố bạn trong tài sản chung với mẹ bạn.

- Theo quy định thì Di chúc vẫn có hiệu lực nếu chỉ điều chỉnh phần tài sản của bố bạn trong tài sản chung của gia đình mặc dù không có ý kiến của mẹ bạn.

- Trường hợp là bố bạn mất và viết di chúc hợp pháp để lại tài sản của ông cho các con của người vợ trước thì về nguyên tắc Mẹ bạn vẫn có quyền đối với 1/2 trong tài sản chung với bố bạn.

- Trường hợp là mẹ bạn mất thì về nguyên tắc hai chị em bạn vẫn có quyền đòi hưởng thừa kế từ phần tài sản chung của mẹ bạn với bố.

- Trường hợp là cả bố mẹ bạn đều mất, nếu có di chúc hợp pháp thì tài sản sẽ được chia theo di chúc, nếu không hợp pháp thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật, khi đó thì cả các con trai của người vợ trước của bố bạn cũng có quyền đòi chia thừa kế phần tài sản của bố bạn.

Việc đặt giả thiết trên chỉ có tính dẫn giải và để phân tích rõ hơn câu tả lời cho bạn trong câu hỏi, không có ý nghĩa gì khác.
Về mặt tình cảm, bạn và gia đình có thể có những phương án giải quyết hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là các quy định pháp luật. Chúc bạn và gia đình thành công !

 

Thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Cách tính 2/3 một suất thừa kế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
06 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
Hỏi đáp Pháp luật
Con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải con chưa thành niên sẽ được hưởng 2/3 suất của người thừa kế không?
Hỏi đáp pháp luật
Người thừa kế trong dân sự là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ sơ sinh có quyền thừa kế không? Quy định về việc hưởng di sản của trẻ sơ sinh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ có tài sản riêng nhưng chết thì ai có quyền thừa kế tài sản đó theo pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Người quản lý tài sản thừa kế có được nhận thù lao trong việc quản lý tài sản thừa kế không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
176 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào