Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Mong luật sư nhà đất tư vấn giúp tôi Ông Nội tôi lấy 2 bà. Bà cả sinh ra được 2 người 1 trai 1 gái, bà 2 sinh ra được 2 người cũng 1 trai 1 gái trong đó co bố tôi. Ông nội tôi và bà cả mất sớm,đên nam 1991 thì bà nội của tôi tức bà 2 của ông cũng mất.Tất cả đều không viết di chúc hay để lại giấy tờ gì quyền phân chia đất. Năm 2003 bố của tôi mất (tức con trai bà 2 cua ông Nội tôi),và đến năm 2004 bác trai cả cua tôi cũng mất,hiện tại chỉ còn 1 bác gái con của bà cả và 1 cô con cua bà 2 sống, cả 2 đều ở nhà chồng.Bác trai tôi đã mất và có 2 người con trai,bô tôi đã mất và cũng co 2 người con trai,luật sư cho tôi hỏi tôi và em tôi có quyền đươc thừa kế đươc ở trên đất ông bà nội tôi không. Vì hiện tại tôi mẹ tôi và em trai tôi đang sông nhờ ở nhà ngoại. Tôi muốn hỏi làm thế nào để và tôi có thể có quyền sở hữu 1 phần đất ông bà để anh em tôi có chỗ để ở không? Vì hiện tai 2 anh con bác tôi không cho chúng tôi và đuổi chúng tôi nhằm chiếm hết số đất ông bà tôi để lại. Xin cảm ơn!

Theo như bạn trình bày thì ông nội bạn có 2 bà vợ,Tôi không biết việc kết hôn này xảy ra vào thời gian nào. Tôi cứ cho rằng ông nội bạn có 2 người vợ, và cả 2 người này xem như cùng ông nội bạn tại lập nên nhà và đất như bạn nói.

Nếu như vậy thì khi ông bà chết không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia đều cho 4 người con (2 của bà cả, 2 của bà 2) không phân biệt trai gái.

Như vậy bố bạn chết năm 2003 thì bạn và người anh em của bạn có quyền được hưởng phần tài sản mà ông bà nội để lại cho bố bạn.

Nếu quyền sử dụng đất nêu trên đã có giấy chứng nhận QSDĐ thì bạn xem ai đứng tên. Nếu là ông bà nội đứng tên thì có thể sẽ thuận lợi cho việc bạn khởi kiện.

Nếu là người khác đứng tên thì rất khó để khởi kiện vì khi đó bạn phải chứng minh phần đất đó là do ông bà bạn tạo lập. Toàn bộ thủ tục khởi kiện sẽ do Toà án quận huyện nơi có đất giải quyết.

Trước khi bạn gửi đơn ra toà cũng phải làm đơn ra xã để hoà giải. Trường hợp đất chưa có giấy CNQSDĐ thì bạn gửi đơn ra UBND xã để giải quyết.

Chúc bạn thành công.LS Lê Văn Hoan, ĐT:0909886635

Di sản thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc thừa kế tài sản, đất đai mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế đã được chia thì có được làm văn bản từ chối nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Cháu có được hưởng di sản thừa kế của cô ruột không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể thay đổi quyết định từ chối nhận di sản thừa kế được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con riêng xuất hiện thì có phải chia lại di sản thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ lấy chồng khác khi chồng cũ chết thì có được nhận di sản thừa kế theo pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khai nhận di sản thừa kế là gì? Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế 2024 quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con không mang họ cha có được hưởng di sản thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng mẹ kế có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ ruột không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn được chia thừa kế như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
176 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản thừa kế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào