Công ty có được chấm dứt hợp đồng vì lý do thai sản?

Vợ tôi đang làm việc cho một công ty nước ngoài từ tháng 5/2013 (ký hợp đồng lao động 3 năm). Vợ tôi có thai đến tháng thứ 8 thì xin nghỉ theo chế độ thai sản và được giám đốc công ty chấp nhận cho nghỉ 06 tháng bắt đầu từ ngày 20/02/2014. Sau thời gian nghỉ đến ngày 25/08/2015 vợ tôi đi làm lại thì nhận được quyết định cho thôi việc từ công ty vì lý do thai sản, nghỉ đẻ. Vậy quyết định cho thôi việc của công ty đối với vợ tôi có đúng ko? (Tiến Thành – Thái Nguyên)

Luật gia Phan Thùy Dung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh tham khảo, như sau: 
 
Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: 
 
“Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của bộ luật này” ( khoản 3 Điều 39)
 
“Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội” (khoản 4 Điều 39) 
“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động” (khoản 3 Điều 155)
 
“Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi” (điểm d khoản 4 Điều 123)
 
“Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động” (khoản 4 Điều 155)
 
Như vậy đối với lao động nữ khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, hợp đồng lao động chỉ được chấm dứt khi:
1. Hợp đồng hết thời hạn
2. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 
3. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.Pháp luật hiện hành đã có những quy định mang tính nhân văn, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đặc biệt là lao động nữ đang hưởng chế độ thai sản. Do vậy, việc công ty cho vợ anh nghỉ việc với lý do có thai và nghỉ sinhlà hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. 

Chế độ thai sản
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên mới nhất 2024 và cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần giấy tờ gì? Mẫu đơn xin dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho nam khi vợ sinh và cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho lao động nữ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm sớm sau thai sản thì hưởng những chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi làm lại sau khi nghỉ thai sản thì lao động nữ có còn được làm lại công việc cũ trước đây?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ sinh mổ có được nghỉ dưỡng sức sau thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ thai sản
Thư Viện Pháp Luật
152 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào