Thứ tự ưu tiên phân chia tài sản khi phá sản doanh nghiệp

Cho em hỏi một số vấn đề về phá sản Công ty A có nợ em 1 khoản tiền, hiện tại Công ty A đã rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán. Công ty A cũng chưa làm thủ tục xin phá sản. Ngoài khoản nợ của em, Công ty A có thế chấp tài sản với ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đang làm thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản với Công ty A. Vậy, nếu em không làm thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản thì sau khi công ty thanh ly tài sản thì theo pháp luật có phải thanh toán cho em không?.

Xin được tư vấn cho bạn:
Khác với cách tiếp cận của Luật Phá sản 2004, thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản 2014 chỉ bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản.
Thanh lý tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa.
Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phá sản. Thủ tục mở thủ tục phá sản (điều 42 và các điều tiếp theo) là bước đệm cho việc mở các thủ tục này.
Tình trạng mất khả năng thanh toán
Một điểm đáng lưu ý là điều 4, Luật Phá sản 2014 phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm là “mất khả năng thanh toán” và “phá sản”. Theo đó, doanh nghiệp được cho là mất khả năng thanh toán “khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”, trong khi đó phá sản là “tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.
Như vậy, chỉ khi tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới được coi là ở trong tình trạng phá sản. Hơn nữa, nhà lập pháp đã quy định một giai đoạn chờ là ba tháng kể từ ngày khoản nợ liên quan đến hạn, qua đó tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp thanh toán nợ và giảm áp lực “đe dọa” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ.
Việc có tình trạng mất khả năng thanh toán là cơ sở để chủ nợ, người lao động, người đại diện theo pháp luật hay người quản lý của doanh nghiệp, cổ đông nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp (điều 5) và là căn cứ để thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản (khoản 2, điều 42). Tuy vậy, cần lưu ý tình trạng mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản.
Thực vậy, trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tới khi tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn có được nguồn thu đáng kể từ việc thực hiện hợp đồng hay được cấp một khoản tín dụng mới). Ngay cả khi mất khả năng thanh toán và đã bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn có cơ hội đạt được thỏa thuận với chủ nợ này về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (điều 37).
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và tuyên bố phá sản
Hội nghị chủ nợ có thể đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (điểm b, khoản 1, điều 83). Sau đó, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cùng với chủ nợ, quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để làm cơ sở cho thẩm phán xem xét và triệu tập hội nghị chủ nợ. Nếu hội nghị chủ nợ ra nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết này (điều 87 và các điều tiếp theo).
Các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh khá đa dạng, bao gồm: huy động vốn; giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ; thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; đổi mới công nghệ sản xuất; tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác; bán hoặc cho thuê tài sản và các biện pháp khác không trái quy định pháp luật.
Dễ nhận thấy đây là một danh sách mở, các bên có thể xem xét khả năng áp dụng các biện pháp khác ngoài danh sách này giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể xác định thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không xác định, thời hạn là ba năm kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi (i) doanh nghiệp không còn tài sản để thanh toán lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay chi phí phá sản, (ii) hội nghị chủ nợ đã được hoãn nhưng khi triệu tập lại vẫn không đáp ứng điều kiện theo quy định, (iii) hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết trong lần họp đầu hay không tổ chức lại được hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hay không thông qua được nghị quyết về phương án này, hoặc (iv) doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định, không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc vẫn mất khả năng thanh toán khi hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Như vậy, Luật Phá sản 2014 mở ra nhiều cánh cửa hơn cho doanh nghiệp để rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.
Thứ tự phân chia tài sản (Điều 54 Luật Phá sản 2014)
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Như vậy, đối với khoản nợ mà công ty A đã vay của bạn. Nếu là khoản vay không có thế chấp, hoặc phần thế chấp không đủ để thanh toán khoản nợ. Lúc này, nếu công ty A phá sản bạn vẫn được thanh toán nợ nếu công ty đó đã thanh toán các khoản: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xin được tư vấn cho bạn:
Khác với cách tiếp cận của Luật Phá sản 2004, thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản 2014 chỉ bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản.
Thanh lý tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa.
Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phá sản. Thủ tục mở thủ tục phá sản (điều 42 và các điều tiếp theo) là bước đệm cho việc mở các thủ tục này.
Tình trạng mất khả năng thanh toán
Một điểm đáng lưu ý là điều 4, Luật Phá sản 2014 phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm là “mất khả năng thanh toán” và “phá sản”. Theo đó, doanh nghiệp được cho là mất khả năng thanh toán “khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”, trong khi đó phá sản là “tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.
Như vậy, chỉ khi tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới được coi là ở trong tình trạng phá sản. Hơn nữa, nhà lập pháp đã quy định một giai đoạn chờ là ba tháng kể từ ngày khoản nợ liên quan đến hạn, qua đó tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp thanh toán nợ và giảm áp lực “đe dọa” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ.
Việc có tình trạng mất khả năng thanh toán là cơ sở để chủ nợ, người lao động, người đại diện theo pháp luật hay người quản lý của doanh nghiệp, cổ đông nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp (điều 5) và là căn cứ để thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản (khoản 2, điều 42). Tuy vậy, cần lưu ý tình trạng mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản.
Thực vậy, trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tới khi tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn có được nguồn thu đáng kể từ việc thực hiện hợp đồng hay được cấp một khoản tín dụng mới). Ngay cả khi mất khả năng thanh toán và đã bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn có cơ hội đạt được thỏa thuận với chủ nợ này về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (điều 37).
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và tuyên bố phá sản
Hội nghị chủ nợ có thể đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (điểm b, khoản 1, điều 83). Sau đó, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cùng với chủ nợ, quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để làm cơ sở cho thẩm phán xem xét và triệu tập hội nghị chủ nợ. Nếu hội nghị chủ nợ ra nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết này (điều 87 và các điều tiếp theo).
Các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh khá đa dạng, bao gồm: huy động vốn; giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ; thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; đổi mới công nghệ sản xuất; tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác; bán hoặc cho thuê tài sản và các biện pháp khác không trái quy định pháp luật.
Dễ nhận thấy đây là một danh sách mở, các bên có thể xem xét khả năng áp dụng các biện pháp khác ngoài danh sách này giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể xác định thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không xác định, thời hạn là ba năm kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi (i) doanh nghiệp không còn tài sản để thanh toán lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay chi phí phá sản, (ii) hội nghị chủ nợ đã được hoãn nhưng khi triệu tập lại vẫn không đáp ứng điều kiện theo quy định, (iii) hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết trong lần họp đầu hay không tổ chức lại được hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hay không thông qua được nghị quyết về phương án này, hoặc (iv) doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định, không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc vẫn mất khả năng thanh toán khi hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Như vậy, Luật Phá sản 2014 mở ra nhiều cánh cửa hơn cho doanh nghiệp để rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.
Thứ tự phân chia tài sản (Điều 54 Luật Phá sản 2014)
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Như vậy, đối với khoản nợ mà công ty A đã vay của bạn. Nếu là khoản vay không có thế chấp, hoặc phần thế chấp không đủ để thanh toán khoản nợ. Lúc này, nếu công ty A phá sản bạn vẫn được thanh toán nợ nếu công ty đó đã thanh toán các khoản: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Luật Gia: ĐỒNG XUÂN THUẬN
 

Thư Viện Pháp Luật

Phá sản doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Phá sản doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được xóa nợ tiền thuế khi bị phá sản không? Hồ sơ xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị phá sản bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí phá sản doanh nghiệp năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp chuẩn bị phá sản có thể bị tuyên bố vô hiệu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nợ được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao dịch được thực hiện bởi doanh nghiệp phá sản bị xem là vô hiệu khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi doanh nghiệp phá sản, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm gì đối với người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty phá sản thì hợp đồng lao động có bị chấm dứt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp chứng cứ không chính xác đến vụ việc phá sản cho chủ nợ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi có quyết định tuyên bố phá sản như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thù lao của Quản tài viên khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản do không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phá sản doanh nghiệp
498 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phá sản doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào