Cách đăng ký bản quyền ảnh chụp để không bị 'ăn cắp' trên mạng?

Khi chưa đăng ký bảo hộ tác phẩm, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Tôi từng chụp một bức ảnh và đoạt giải trong một cuộc thi. Tác phẩm của tôi sau đó bị copy và sử dụng tràn lan trên mạng xã hội. Có người còn mạo nhận, mang ảnh của tôi dự thi. Xin hỏi, nếu tôi chưa đăng ký bảo hộ tác phẩm có quy định nào bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tôi không? Tôi có thể kiện người sử dụng ảnh được không? Nguyễn Tấn Vinh
Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký”.

Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 14 Luật này, các loại hình tác phẩm sau đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả:

“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh…”.

Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định về quyền tự bảo vệ như sau: “Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình...”.

Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền và bản quyền nhiếp ảnh phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không phải thông qua bất kỳ trình tự thủ tục pháp lý nào.

Do đó về mặt nguyên tắc, bạn có thể đứng ra đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bằng cách yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai… hoặc có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để được giải quyết.

Nếu khởi kiện, bạn phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh tác phẩm nhiếp ảnh là của bạn (ví dụ như: hồ sơ giấy tờ dự thi, giấy khen giải thưởng, ảnh chụp gốc của tác phẩm nhiếp ảnh…).

Thư Viện Pháp Luật

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào