Hành vi quấy rối nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại có vi phạm pháp luật không?

Hiện tại em đang làm việc tại trung tâm chăm sóc khách hàng của 1 mạng viễn thông. Hàng ngày nhân viên của em thường xuyên gặp 1 nhóm khách hàng không có nhu cầu về dịch vụ, thường xuyên gọi lên bắt bẻ, gây ức chế và khiếu nại điện thoại viên, gây tổn thất nhiều về tài nguyên và nhân lực. Trong quá trình tìm hiểu, em thấy được nhóm khách hàng này có quen biết nhau, cấu kết với nhau cùng thực hiện chung 1 mục đích là quấy rối. Trong quá trình nhân viên bên em nói chuyện với nhóm khách hàng này họ còn vô tình lộ ra thông tin họ được trả tiền để làm việc này. Vẫn biết công việc chăm sóc khách hàng là phải chấp nhận tiếp nhận những khách hàng khó tính nhưng nhóm khách hàng này lại có dấu hiệu của sự cố tình quấy rối, làm tổn hại đến nhà mạng 1 cách có tổ chức. Vậy anh chị có thể vui lòng cho em biết nhóm người này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì tội được áp dụng theo khoản nào, mục nào và hình thức xử phạt như thế nào?

Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện có quy định việc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định;

b) Cung cấp dịch vụ chuyển phát thư không đúng giấy phép;

c) Gửi hoặc nhận gửi trong bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa, vật phẩm thuộc danh mục gửi có điều kiện mà không thực hiện đúng các yêu cầu theo quy định của pháp luật;

d) Sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ chuyển phát thư nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến nhân phẩm danh dự người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư không đúng loại hình dịch vụ đã giao kết trong hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Người bị quấy rối có thể báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê báo quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.

Ngoài ra, tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự.

Như vậy, hành vi của nhóm người này là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi của nhóm người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
354 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào