Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ là gì? Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được quy định thế nào? Màu sắc, dấu hiệu nhận biết trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ là gì?

Theo Chương II Nghị định 61/2021/NĐ-CP có nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ như sau:

* Nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc

- Là người chỉ huy cao nhất, đại diện của lực lượng Việt Nam tại phái bộ về lĩnh vực hành chính và kỷ luật với Liên hợp quốc.

- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.

- Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

- Làm việc với chính quyền nước sở tại, tổ chức quốc tế và đối tác khác tại phái bộ khi được phép của cấp có thẩm quyền nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam.

- Theo dõi, giúp đỡ lực lượng Việt Nam tại phái bộ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

* Nhiệm vụ, quyền hạn trong chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành lực lượng Việt Nam tại phái bộ

- Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành lực lượng Việt Nam tại phái bộ.

- Điều phối công tác hỗ trợ triển khai, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam khỏi phái bộ.

- Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành về hành chính và kỷ luật đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Nhiệm vụ, quyền hạn trong điều tra, xử lý vi phạm đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ

- Chủ trì làm việc với chỉ huy các cấp của phái bộ và các cơ quan chức năng Liên hợp quốc tại địa bàn về quản lý hành chính và kỷ luật đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền Việt Nam.

- Tham gia các đoàn của Liên hợp quốc liên quan đến việc điều tra, xử lý kỷ luật đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ.

* Chế độ thông tin, báo cáo

Định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị định này về cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc theo quy định.

Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ (Hình từ Internet)

Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được quy định thế nào?

Theo Điều 10 Nghị quyết 130/2020/QH14 có nêu về trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam như sau:

- Trong thời gian tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, lực lượng Việt Nam sử dụng trang phục theo quy định của Liên hợp quốc.

- Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được giao quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện và vật chất cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ.

- Việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong thời gian tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Chính phủ quy định màu sắc, dấu hiệu nhận biết riêng đối với trang bị, phương tiện được sử dụng huấn luyện và triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Màu sắc, dấu hiệu nhận biết trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là gì?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 61/2021/NĐ-CPĐiều 8 Nghị định 61/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
1. Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc;
b) Tham mưu cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các lĩnh vực khác có liên quan;
c) Bảo vệ vị thế và uy tín của Việt Nam; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tôn trọng pháp luật, chính quyền, người dân và văn hóa, phong tục tập quán ở quốc gia, khu vực nơi lực lượng Việt Nam tham gia;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền của Việt Nam giao.
2. Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có quyền hạn sau đây:
a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện của Việt Nam và Liên hợp quốc được giao theo quy định để thực hiện nhiệm vụ;
b) Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.
Điều 8. Xây dựng lực lượng
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch trung hạn và dài hạn về xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định biên chế, tổ chức đơn vị và tiêu chuẩn lực lượng thuộc thẩm quyền quản lý để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện cho cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn và giới tính.

Trân trọng!

Phạm Lan Anh

Liên hợp quốc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Liên hợp quốc
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền cử lực lượng Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc thuộc về cơ quan nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Liên hợp quốc
316 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Liên hợp quốc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào