Đảng viên nữ đang nuôi con nhỏ 03 tháng tuổi có thể bị xử lý kỷ luật không?

Đơn vị tôi có một đảng viên nữ vi phạm liên quan đến kiểm tra, giám sát thanh tra kiểm toán. Cô ấy đang nuôi con nhỏ 03 tháng tuổi thì có bị xử lý kỷ luật không? Nếu có thì thời hiệu kỷ luật trong bao lâu?

Có xử lý kỷ luật đối với đảng viên nữ đang nuôi con nhỏ 03 tháng tuổi hay không?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có quy định đảng viên nữ vi phạm thì bị xử lý kỷ luật như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
14. Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật:
a) Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật.
b) Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật.
c) Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
d) Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định.
đ) Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
e) Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.

Theo quy định trên thì chỉ có quy định chưa xử lý kỷ luật đảng viên nữ trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

Như vậy, hiện nay không có quy định trong thời gian nuôi con nhỏ đảng viên nữ không bị xử lý kỷ luật. Sau thời gian nghỉ thai sản là có thể bị xử lý kỷ luật.

Xử lý kỷ luật đảng viên nữ đang nuôi con nhỏ 03 tháng tuổi?

Xử lý kỷ luật đảng viên nữ đang nuôi con nhỏ 03 tháng tuổi? (Hình từ Internet)

Thời hiệu kỷ luật đối với đảng viên nữ vi phạm trong bao lâu?

Cụ thể tại Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định:

Thời hiệu kỷ luật
1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Như vậy, thời hiệu kỷ luật đảng viên nữ vi phạm như sau:

- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

* Lưu ý rằng: Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Thời gian nghỉ thai sản đối với đảng viên nữ theo quy định pháp luật là bao lâu?

Tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời gian nghỉ thai sản đối với đảng viên nữ như sau:

Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời gian nghỉ thai sản đối với đảng viên nữ được căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 là 06 tháng.

Trân trọng!

Phạm Lan Anh

Kỷ luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật
Hỏi đáp pháp luật
Công chức có được phép nghỉ hưu khi đang trong thời hạn xem xét kỷ luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Đảng viên nữ đang nuôi con nhỏ 03 tháng tuổi có thể bị xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị buộc thôi học nếu sinh viên cao đẳng vi phạm kỷ luật lần đầu không?
Hỏi đáp pháp luật
Bao lâu được chấm dứt hiệu lực quyết định kỷ luật đối với sinh viên cao đẳng bị kỷ luật?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kỷ luật cách chức đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kỷ luật mức nào đối với người xác minh nội dung khiếu nại cố ý báo cáo sai lệch kết quả xác minh?
Hỏi đáp pháp luật
Có buộc thôi việc viên chức nghiện ma túy hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Độ tuổi của phạm nhân có xem là tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật
383 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kỷ luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào