Tại cơ sở giam giữ phạm nhân phải chấp hành các chế độ, quy định ra sao?

Cho hỏi tại cơ sở giam giữ phạm nhân phải chấp hành các chế độ, quy định ra sao?- Câu hỏi của bạn Tùng (Hà Nội)

Phạm nhân phải chấp hành các chế độ, quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) quy định phạm nhân phải chấp hành các chế độ, quy định như sau:

1. Phạm nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; các quy định của pháp luật và Nội quy này; tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; nhận rõ tội lỗi, ăn năn hối cải, tự giác tu dưỡng, sửa chữa lỗi lầm và giúp đỡ phạm nhân khác cùng tiến bộ, trở thành người có ích cho xã hội.
2. Phạm nhân phải đấu tranh, ngăn chặn, đồng thời tố giác, báo cáo kịp thời, trung thực các hành vi vi phạm pháp luật và Nội quy này của người khác.

Theo đó, phạm nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; các quy định của pháp luật và Nội quy này; tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; nhận rõ tội lỗi, ăn năn hối cải, tự giác tu dưỡng, sửa chữa lỗi lầm và giúp đỡ phạm nhân khác cùng tiến bộ, trở thành người có ích cho xã hội.


Hình từ Internet

Quy định ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào?

Tại Điều 4 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) quy định ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân như sau:

Khi ra, vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc khu giam, phạm nhân phải bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ, tên, tổ (đội) với cán bộ có trách nhiệm. Nếu đi theo tổ (đội) dưới 10 người thì đi một hàng dọc, cầm mũ, nón ở tay phải; nếu từ 10 người trở lên thì đi thành hai hàng dọc, hàng bên phải cầm mũ, nón ở tay phải, hàng bên trái cầm mũ, nón ở tay trái; Tổ (đội) trưởng phạm nhân phải báo cáo rõ tên tổ (đội), số người với cán bộ có trách nhiệm.

Theo đó, phạm nhân phải bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ, tên, tổ (đội) với cán bộ có trách nhiệm khi ra, vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc khu giam.

Quy định xưng hô và giao tiếp tại cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào?

Tại Điều 5 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) quy định xưng hô và giao tiếp tại cơ sở giam giữ phạm nhân như sau:

1. Trong giao tiếp, phạm nhân chỉ được dùng tiếng Việt, trừ trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt. Phạm nhân xưng hô với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, với khách đến thăm hoặc làm việc là “tôi” và “quý khách”; trong học tập, lao động, học nghề, hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ, sinh hoạt tập thể phạm nhân xưng hô với nhau là “tôi”, “anh” hoặc “chị”. Ngoài ra, tùy theo lứa tuổi hoặc quan hệ gia đình, họ hàng, phạm nhân xưng hô, giao tiếp, ứng xử với nhau cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc, phạm nhân phải đứng nghiêm cách xa từ 5m đến 7m, bỏ mũ, nón, cầm ở tay phải và nói: “Chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”. Nếu tổ (đội) phạm nhân gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc, thì Tổ (đội) trưởng phạm nhân hô tất cả đứng nghiêm, bỏ mũ, nón, cầm ở tay phải và thay mặt tập thể phạm nhân “chào cán bộ” hoặc “chào quý khách”.

Theo đó, Trong giao tiếp, phạm nhân chỉ được dùng tiếng Việt, trừ trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt. Phạm nhân xưng hô với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, với khách đến thăm hoặc làm việc là “tôi” và “quý khách”; trong học tập, lao động, học nghề, hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ, sinh hoạt tập thể phạm nhân xưng hô với nhau là “tôi”, “anh” hoặc “chị”. Ngoài ra, tùy theo lứa tuổi hoặc quan hệ gia đình, họ hàng, phạm nhân xưng hô, giao tiếp, ứng xử với nhau cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

Tại cơ sở giam giữ phạm nhân phải chấp hành các chế độ, quy định ra sao?

Tại cơ sở giam giữ phạm nhân phải chấp hành các chế độ, quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Tại cơ sở giam giữ phạm nhân chế độ ăn, nghỉ được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) tại cơ sở giam giữ phạm nhân chế độ ăn, nghỉ được quy định như sau:

1. Phạm nhân phải ăn đúng thời gian và nơi quy định, giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Phạm nhân có tiền gửi lưu ký tại cơ sở giam giữ phạm nhân được sử dụng đăng ký mua lương thực, thực phẩm để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt, học tập của cá nhân theo quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân. Phạm nhân khi cần tương trợ vật chất lẫn nhau thì phải đề nghị và được sự đồng ý của cán bộ có trách nhiệm.
2. Phạm nhân phải nằm đúng vị trí đã được quy định trong buồng giam; ngủ, nghỉ đúng giờ; giữ gìn vệ sinh cá nhân, buồng giam và những nơi công cộng.

Theo đó, phạm nhân phải nằm đúng vị trí đã được quy định trong buồng giam; ngủ, nghỉ đúng giờ; giữ gìn vệ sinh cá nhân, buồng giam và những nơi công cộng

Sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề được quy định như thế nào tại cơ sở giam giữ phạm nhân?

Tại Điều 8 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề được quy định như sau tại cơ sở giam giữ phạm nhân:

1. Phạm nhân phải tôn trọng, tự giác thực hiện nếp sống văn minh; sinh hoạt, học tập, lao động có trật tự, kỷ luật chặt chẽ. Thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh, lễ tiết trong sinh hoạt, học tập, lao động, ngủ nghỉ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn, phạm nhân nữ phải để tóc gọn gàng; chấp hành nghiêm sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, điểm danh, kiểm diện hằng ngày. Khi có hiệu lệnh tập hợp phải nhanh chóng xếp hàng theo tổ (đội), mặc quần áo gọn gàng và giữ trật tự. Trường hợp có báo động hoặc sự việc đột xuất phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của cán bộ.
2. Phạm nhân lao động, học nghề đúng nơi quy định, chấp hành nghiêm quy định an toàn, vệ sinh lao động; tích cực lao động, học nghề theo sự hướng dẫn của cán bộ, không gây cản trở công việc của người khác. Phạm nhân có trách nhiệm bảo vệ tài sản của cơ sở giam giữ, của mình và của người khác; báo cáo kịp thời cho cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân về các hành vi xâm phạm đến tài sản đó. Phạm nhân ốm đau, bệnh tật có chỉ định, xác nhận của cán bộ y tế thì được nghỉ lao động.
3. Chấp hành nghiêm hướng dẫn của cán bộ khi tham gia các chương trình, hoạt động giáo dục, học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
4. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, lao động, sinh hoạt chung, phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng mỗi tuần một lần kinh sách in, được xuất bản, phát hành hợp pháp. Phạm nhân theo tôn giáo đăng ký với cơ sở giam giữ việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân tại địa điểm, thời gian do cơ sở giam giữ phạm nhân quy định và không làm ảnh hưởng đến người khác. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm quản lý, kiểm duyệt kinh sách trước khi cho phạm nhân sử dụng.

Như vậy, phạm nhân phải tôn trọng, tự giác thực hiện nếp sống văn minh; sinh hoạt, học tập, lao động có trật tự, kỷ luật chặt chẽ. Thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh, lễ tiết trong sinh hoạt, học tập, lao động, ngủ nghỉ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn, phạm nhân nữ phải để tóc gọn gàng; chấp hành nghiêm sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, điểm danh, kiểm diện hằng ngày. Khi có hiệu lệnh tập hợp phải nhanh chóng xếp hàng theo tổ (đội), mặc quần áo gọn gàng và giữ trật tự. Trường hợp có báo động hoặc sự việc đột xuất phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của cán bộ.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phạm nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân ra ngoài trại giam lao động có được trả công không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có nhiều tiền án có được xem xét giảm thời gian chấp hành án phạt tù hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân có thành tích cải tạo tốt sẽ được khen thưởng bằng tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm công việc nặng nhọc, độc hại bao nhiêu giờ trong một ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệnh trích xuất phạm nhân phải có các nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú thì có chấp hành án phạt tù nữa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo thì có được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin gặp phạm nhân mới nhất hiện nay? Có phải tất cả mọi người quen biết với phạm nhân đều có thể vào gặp phạm nhân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phạm nhân
341 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phạm nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào