Quy mô Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có phương pháp xác định như thế nào?

Phương pháp xác định quy mô Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam? Quy trình nộp tiền để đóng góp/hoàn trả tiền nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam? Quy trình nộp chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam? Nhờ tư vấn giúp tôi.

Phương pháp xác định quy mô Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam?

Tại Phụ lục 1 phương pháp xác định quy mô quỹ bù trừ ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định phương pháp xác định quy mô Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:

Dựa trên dữ liệu giá, số vị thế nắm giữ trong quá khứ, VSD sử dụng các công thức xác suất thống kê nhằm ước lượng Số thua lỗ tối đa có thể xảy ra (PML - Probable maximum loss) của thành viên bù trừ với mức biến động giá cực đại có thể xảy ra.
Bước 1: Xác định tỷ lệ biến động giá tối đa trong quá khứ
- Xác định tập hợp giá của hợp đồng tương lai (sau đây gọi tắt là HĐTL) có tháng đáo hạn gần nhất (leading month contract) và tập hợp giá của các loại HĐTL khác, bao gồm giá giao dịch được quan sát trong khoảng thời gian từ ngày giao dịch đầu tiên của thị trường cho tới ngày hiện tại;
- Đối với mỗi tập hợp giá:
(i) Xác định tỷ lệ biến động giá như sau:
(ii) Trong dãy {Δ1, Δ2, ..., Δn-1}, chọn Δi là Δ có giá trị lớn nhất tương ứng với mức tăng giá lớn nhất và chọn Δj là Δ có giá trị nhỏ nhất tương ứng với mức giảm giá lớn nhất (nếu có).
- So sánh các Δi và Δj của các tập hợp giá để chọn Δi -max và Δj - min, là 02 mức biến động giá sẽ được sử dụng trong kịch bản Stress test:
(1) Kịch bản tăng (Δi -max)%
(2) Kịch bản giảm (Δj - min)%
Bước 2: Tính toán khoản thua lỗ với các điều kiện Stress.
- Sử dụng khoảng thay đổi giá theo 02 kịch bản để tính lỗ lãi vị thế cho các tài khoản của thành viên bù trừ hàng ngày căn cứ vào dữ liệu thực của thành viên bù trừ trong thời hạn 06 tháng ngay trước thời điểm tính toán. Công thức tính lỗ lãi 01 ngày theo từng kịch bản như sau:
Lỗ lãi vị thế = Max (Số lượng HĐTL cùng loại của thành viên bù trừ sau khi bù trừ vị thế; Số lượng HĐTL của tài khoản nắm giữ lớn nhất) x DSP x Hệ số nhân của HĐ x Khoảng thay đổi giá theo từng kịch bản
- Tổng lỗ/lãi theo mỗi kịch bản sẽ là lỗ/lãi cộng dồn theo các vị thế HĐTL => tổng lỗ lớn nhất sẽ được gọi “Số thua lỗ trong Stress test”
Bước 3: Tính số lỗ tối đa có thể xảy ra của mỗi thành viên bù trừ dựa trên số lượng vị thế mà các thành viên bù trừ này đang đứng tên (PML)
- PML cơ bản của thành viên bù trừ = Số thua lỗ trong Stress test ± Lỗ/lãi vị thế của ngày giao dịch trước liền kề - Số ký quỹ yêu cầu tại ngày giao dịch trước liền kề (tài khoản tự doanh + tài khoản khách hàng).
(Ghi chú: lỗ/lãi vị thế, số ký quỹ yêu cầu là dữ liệu thực của thành viên bù trừ)
- Sau đó, xác định tổng PML cơ bản của 02 thành viên bù trừ có PML lớn nhất tại mỗi ngày giao dịch.
Bước 4. Xác định Quy mô Quỹ bù trừ
Xác định ngày có tổng PML lớn nhất => Số lỗ này sẽ là tổng yêu cầu đóng góp Quỹ bù trừ khi thực hiện đánh giá lại.
Bước 5. Xác định nghĩa vụ đóng góp yêu cầu theo quy mô Quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ
- Nghĩa vụ đóng góp của thành viên bù trừ được xác định căn cứ vào:
+ Tỷ lệ giữa giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu (MR) của thành viên bù trừ với tổng MR của tất cả các thành viên bù trừ trong tháng liền trước;
+ Quy mô Quỹ bù trừ;
+ Mức đóng góp tối thiểu ban đầu.

Theo đó, phương pháp xác định quy mô Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam dựa trên dữ liệu giá, số vị thế nắm giữ trong quá khứ, VSD sử dụng các công thức xác suất thống kê nhằm ước lượng Số thua lỗ tối đa có thể xảy ra (PML - Probable maximum loss) của thành viên bù trừ với mức biến động giá cực đại có thể xảy ra và thực hiện theo các bước nêu trên.

Quy mô Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có phương pháp xác định như thế nào?

Quy mô Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có phương pháp xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình nộp tiền để đóng góp/hoàn trả tiền nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam?

Tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục 2 Quy trình nộp, rút, quản lý tách biệt, hoàn trả tài sản đóng góp quỹ bù trừ ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định quy trình nộp tiền để đóng góp/hoàn trả tiền nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:

a) Thành viên bù trừ thực hiện chuyển tiền đóng góp Quỹ bù trừ, chuyển tiền hoàn trả tài sản nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ vào tài khoản tiền Quỹ bù trừ của VSD tại ngân hàng thanh toán.
Trường “Nội dung chuyển tiền” trên lệnh chuyển cần thực hiện đúng theo format sau:
(i) Đối với trường hợp nộp đóng góp ban đầu tối thiểu:
CF//Mã thành viên bù trừ/DGBD
(ii) Đối với trường hợp nộp đóng góp bổ sung:
CF//Mã thành viên bù trừ/NBS
(iii) Đối với trường hợp thành viên bù trừ nộp tiền để hoàn trả khoản nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ:
CF//Mã thành viên bù trừ/HTSD
Ví dụ: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, có mã thành viên bù trừ là: SSI
- Nộp đóng góp ban đầu vào Quỹ bù trừ, nội dung chuyển tiền như sau:
CF//SSI/DGBD
- Nộp đóng góp bổ sung vào Quỹ bù trừ, nội dung chuyển tiền như sau:
CF//SSI/NBS
- Nộp để hoàn trả khoản nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ, nội dung chuyển tiền như sau:
CF//SSI/HTSD
b) Sau khi thành viên bù trừ nộp tiền vào tài khoản thành công, ngân hàng thanh toán sẽ gửi báo Có cho VSD dưới dạng điện MT910- Báo Có cho tài khoản quỹ bù trừ.
Căn cứ vào điện báo có của ngân hàng thanh toán, VSD thực hiện hạch toán tăng tiền đóng góp Quỹ bù trừ cho thành viên bù trừ.
c) Trường hợp nội dung chuyển tiền không khớp với định dạng yêu cầu, khoản tiền nộp sẽ không được ghi nhận vào hệ thống, VSD sẽ thông báo cho thành viên bù trừ biết, thành viên bù trừ gửi công văn đề nghị điều chỉnh lên VSD để thực hiện xử lý.

Do đó, thành viên bù trừ thực hiện chuyển tiền đóng góp Quỹ bù trừ, chuyển tiền hoàn trả tài sản nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ vào tài khoản tiền Quỹ bù trừ của VSD tại ngân hàng thanh toán. Nội dung chuyển tiền được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Quy trình nộp chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam?

Tại tiểu mục 2 Mục I Phụ lục 2 Quy trình nộp, rút, quản lý tách biệt, hoàn trả tài sản đóng góp quỹ bù trừ ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định quy trình nộp chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:

a) Thành viên bù trừ gửi yêu cầu chuyển khoản chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ theo Mẫu 03/QBT ban hành kèm theo Quy chế này từ tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên bù trừ vào tài khoản chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ đứng tên VSD.
b) VSD thực hiện kiểm tra chứng khoán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
c) Trường hợp chấp thuận, trong thời hạn 01 ngày làm việc, VSD chuyển khoản chứng khoán từ tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên bù trừ sang tài khoản chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ đứng tên VSD và thông báo lại cho thành viên bù trừ.
d) Trường hợp không chấp thuận, VSD gửi thông báo từ chối và nêu rõ lý do.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Chứng khoán phái sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng khoán phái sinh
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán phái sinh
Hỏi đáp pháp luật
Chứng khoán phái sinh bao gồm những loại nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Đầu tư chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thế một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện điều gì
Hỏi đáp pháp luật
Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giới hạn lệnh giao dịch một chứng khoán phái sinh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng khoán phái sinh
443 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng khoán phái sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào