Quy định về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới là gì?

Thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới như thế nào? Thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới ra sao? Cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân như thế nào? Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân là gì? Kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân như thế nào? Hình thức thỏa thuận trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân ra sao? Nhờ tư vấn 

Thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới như thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới như sau:

1. Hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.

2. Phương thức thanh toán

a) Thanh toán qua ngân hàng.

b) Thanh toán bằng tiền mặt.

c) Thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng).

(Hình từ Internet)

Thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới ra sao?

Tại Điều 5 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới như sau:

1. Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân như sau:

1. Cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương.

2. Trường hợp hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sau khi trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua các địa điểm khác không phải là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Trên cơ sở ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.

Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân là gì?

Tại Điều 7 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân như sau:

1. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới ban hành Danh mục hàng hóa được phép mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân trong từng thời kỳ.

Kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân như thế nào?

Tại Điều 8 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân như sau:

Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Hình thức thỏa thuận trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân ra sao?

Tại Điều 9 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về hình thức thỏa thuận trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân như sau:

1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới bằng một trong các hình thức sau:

a) Hợp đồng bằng văn bản.

b) Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng.

2. Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

Thương nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân không công khai thông tin khuyến mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải thương nhân kinh doanh xăng dầu nào cũng có quyền pha chế xăng dầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân Việt Nam không được nhận gia công các loại hàng hóa nào cho thương nhân nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân có quyền lựa chọn hình thức khuyến mại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân đầu mối là tổ chức gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân phân phối rượu có nghĩa vụ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương nhân
1870 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thương nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào