Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường gồm những hoạt động nào?

Cho tôi hỏi hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường được quy định thế nào? Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi khám nghiệm tử thi được quy định như thế nào?

Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường gồm những hoạt động nào?

Tại Điều 30 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường như sau:

Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường
1. Kiểm sát viên phải phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn để thống nhất nội dung, kế hoạch, trình tự, phương pháp khám nghiệm hiện trường, bảo đảm khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
Kiểm sát việc lấy lời khai những người biết sự việc ngay tại hiện trường, nếu thấy người làm chứng, người bị hại hoặc đối tượng có thể chết hoặc mất khả năng khai báo, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra lấy ngay lời khai và ghi âm lời khai của họ.
2. Kiểm sát viên phải chủ động nắm tình hình về hiện trường qua thông báo của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, thông tin do người dân xung quanh khu vực hiện trường cung cấp; hoặc tự mình quan sát và phân tích các yếu tố để đánh giá tình trạng hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị thay đổi, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ấy do các yếu tố con người, thời tiết, động vật qua lại hoặc các yếu tố khách quan khác; xác định phạm vi cần khám nghiệm và những loại dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử cần được xem xét, thu giữ để yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra thực hiện.
3. Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động khám nghiệm. Yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn thực hiện đúng trình tự, thủ tục khám nghiệm; vẽ sơ đồ, chụp ảnh, đo đạc và mô tả thực trạng hiện trường và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Yêu cầu biên bản khám nghiệm hiện trường phải được lập, sơ đồ hiện trường phải được vẽ ngay tại nơi khám nghiệm.
Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng, cụ thể các tình tiết, đặc điểm, vị trí của dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu quan trọng tại hiện trường để có cơ sở xem xét đối chiếu, kiểm tra với biên bản và sơ đồ khám nghiệm hiện trường. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, xem xét tại chỗ dấu vết, đồ vật, tài liệu có liên quan đến tội phạm, lấy lời khai và ghi âm lời khai của người bị hại, người làm chứng và những người biết việc,các tài liệu này được lưu trong hồ sơ kiểm sát.
4. Kiểm sát viên đề ra yêu cầu khám nghiệm trên cơ sở nghiên cứu cơ chế, quy luật hình thành dấu vết để có thể phát hiện, xác định được loại dấu vết; dấu vết hình thành đúng hay trái với quy luật thông thường, sự mâu thuẫn giữa các dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử để kịp thời yêu cầu thu thập đầy đủ; tránh trường hợp làm mất, hư hỏng các dấu vết hoặc làm thay đổi tình trạng hiện trường. Xác định có hay không việc tạo hiện trường giả sau khi gây án.
5. Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn phân tích, đánh giá các dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử đã thu giữ được tại hiện trường để đặt ra các giả thuyết điều tra, định hướng cho việc khám nghiệm, thu giữ dấu vết được đầy đủ, chính xác, phục vụ công tác truy tìm vật chứng, truy bắt người thực hiện hành vi phạm tội.
Nếu thấy việc khám nghiệm hiện trường chưa đầy đủ, vi phạm quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn bổ sung, khắc phục; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Kiểm sát viên kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xin ý kiến chỉ đạo; yêu cầu Điều tra viên ghi ý kiến của mình vào biên bản khám nghiệm.
6. Những dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử đã thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong theo quy định của pháp luật, bảo đảm phục vụ cho việc giám định và sử dụng làm chứng cứ giải quyết vụ án.
7. Kiểm sát viên phải có trách nhiệm phối hợp cùng Điều tra viên, Cán bộ điều tra phân tích, đánh giá đúng kết quả khám nghiệm hiện trường; xem xét quyết định kết thúc khám nghiệm hoặc tiếp tục bảo vệ hiện trường để có thể khám nghiệm bổ sung, khám nghiệm lại; xác định rõ những dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử cần được trưng cầu giám định, nội dung cần trưng cầu để phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết vụ án.
Trường hợp ý kiến giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên không thống nhất thì Kiểm sát viên yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản và báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện sau khi kết thúc khám nghiệm.
8. Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra quán triệt những người tham gia khám nghiệm hiện trường giữ bí mật về kết quả khám nghiệm, tuyệt đối không được tiết lộ, gây khó khăn cho công tác điều tra, giải quyết vụ án.

Kiểm sát việc lấy lời khai những người biết sự việc ngay tại hiện trường, nếu thấy người làm chứng, người bị hại hoặc đối tượng có thể chết hoặc mất khả năng khai báo, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra lấy ngay lời khai và ghi âm lời khai của họ.

Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường gồm những hoạt động nào?

Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường được quy định ra sao?

Tại Điều 31 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường như sau:

Sau khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải ghi thông tin vào sổ thụ lý khám nghiệm, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản và đề xuất quan điểm xử lý với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện về kết quả khám nghiệm hiện trường, những yêu cầu của Kiểm sát viên không được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ (nếu có), cần phải khám nghiệm bổ sung, khám nghiệm lại để có ý kiến chỉ đạo.

Kiểm sát viên phải dự thảo ngay báo cáo ban đầu trình lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện gửi Viện kiểm sát cấp trên theo quy định của Ngành.

Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi khám nghiệm tử thi được quy định như thế nào?

Tại Điều 32 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về hoạt động của Kiểm sát viên trước khi khám nghiệm tử thi như sau:

Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp với Điều tra viên để thống nhất nội dung, kế hoạch khám nghiệm tử thi. Trước khi khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên thông báo tóm tắt nội dung vụ việc, thành phần tiến hành, tham gia khám nghiệm, thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm.

Trân trọng!

Kiểm sát viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm sát viên
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm kiểm sát viên thì có thể học trường nào? Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về trang phục ngành Kiểm sát?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công bố điểm thi Kiểm sát viên sơ cấp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên có bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc khám xét không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương của Kiểm sát viên mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hành quyền công tố là gì? Người thực hành quyền công tố là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân bao gồm có mấy ngạch? Kiểm sát viên được bổ nhiệm làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong trường hợp đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Một kiểm sát viên có nhiệm kỳ tối đa là bao lâu? Trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số lượng kiểm sát viên tối đa có bao nhiêu người?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào phải thay đổi kiểm sát viên trong tố tụng hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm sát viên
Huỳnh Minh Hân
1,244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm sát viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào