Danh sách các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu được lập như thế nào?

Lập danh sách các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? Thu thập dữ liệu hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? Đánh giá chất lượng thông tin, dữ liệu và kết quả đầu ra của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

Lập danh sách các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Tại Tiểu mục 3 Mục II Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:

3. Lập danh sách các chỉ số thành phần
Các chỉ số thành phần lựa chọn cần được mô tả cùng với thông tin khác có liên quan. Đối với mỗi chỉ số thành phần cần bao gồm các nội dung chính như sau:
- Mô tả ngắn gọn về chỉ số thành phần;
- Chỉ số (ví dụ hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm) và yếu tố rủi ro (ví dụ: lượng mưa, khu vực trồng trọt, loại cây trồng) mà chỉ số thành phần thể hiện;
- Giải thích ngắn gọn lý do chọn chỉ số thành phần;
- Phạm vi không gian (tỉnh, huyện, xã hoặc vùng/khu vực…) của các dữ liệu chỉ số thành phần. Đơn vị đo hoặc độ phân giải không gian cần thiết của các dữ liệu chỉ số thành phần;
- Phạm vi thời gian của các dữ liệu chỉ số thành phần;
- Giải thích điểm số (cao hoặc thấp) tương ứng với làm giảm hoặc tăng tính dễ bị tổn thương, rủi ro;
- Các nguồn dữ liệu hiện có và tiềm năng (nếu có).

Theo đó, việc lập danh sách các chỉ số thành phần sau:

- Mô tả ngắn gọn về chỉ số thành phần;

- Chỉ số (ví dụ hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm) và yếu tố rủi ro (ví dụ: lượng mưa, khu vực trồng trọt, loại cây trồng) mà chỉ số thành phần thể hiện;

- Giải thích ngắn gọn lý do chọn chỉ số thành phần;

- Phạm vi không gian (tỉnh, huyện, xã hoặc vùng/khu vực…) của các dữ liệu chỉ số thành phần. Đơn vị đo hoặc độ phân giải không gian cần thiết của các dữ liệu chỉ số thành phần;

- Phạm vi thời gian của các dữ liệu chỉ số thành phần;

- Giải thích điểm số (cao hoặc thấp) tương ứng với làm giảm hoặc tăng tính dễ bị tổn thương, rủi ro;

- Các nguồn dữ liệu hiện có và tiềm năng (nếu có).

Danh sách các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu được lập như thế nào?

Danh sách các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu được lập như thế nào? (Hình từ Internet)

Thu thập dữ liệu hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục III Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:

1. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu trong quá khứ và tương lai để thực hiện đánh giá là cần thiết. Đối với quá khứ, các dữ liệu đo đạc thường có sẵn. Đối với tương lai, các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo khí hậu được sử dụng để mô tả các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ nhạy cảm và mức độ phơi bày.
Các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu cần thiết cho việc xác định hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng, gồm:
- Đánh giá của chuyên gia: kiến thức chuyên môn, kiến thức địa phương là những nguồn thông tin quan trọng phục vụ đánh giá. Nhận định của các chuyên gia nên được sử dụng và bổ sung với dữ liệu định lượng nếu có.
- Điều tra phỏng vấn: dữ liệu điều tra phỏng vấn thường được tổng hợp (ví dụ, từ cấp cộng đồng đến cấp tỉnh), nội suy hoặc ngoại suy trước khi chúng được đưa vào đánh giá. Ví dụ, thông tin về thu nhập hộ gia đình, giáo dục và kỹ thuật tưới tiêu thường được thu thập bằng điều tra phỏng vấn.
- Mô hình hóa: các mô hình có thể được sử dụng trong đánh giá để ước tính các hiểm họa hiện tại và tương lai (ví dụ thay đổi nhiệt độ hoặc lượng mưa), mức độ nhạy cảm hoặc mức độ phơi bày cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại thời điểm hiện tại và tiềm tàng trong tương lai (ví dụ như dòng chảy đối với một lượng mưa nhất định, thay đổi năng suất cây trồng do thay đổi nhiệt độ).
Đối với dữ liệu trong tương lai, có thể khai thác từ các nguồn:
- Kịch bản biến đổi khí hậu: kết quả của các mô hình mô phỏng biến đổi khí hậu thường được sử dụng để xem xét sự thay đổi của khí hậu có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, khi áp dụng vào các trường hợp cụ thể, ví dụ như mô hình dự báo thu hoạch mùa vụ, cần phải sử dụng các phương pháp downscaling (tức là hạ thấp độ phân giải không gian và thời gian) liên quan đến khu vực có nguy cơ tổn thương, rủi ro. Các dự báo về khí hậu vốn không có tính chắc chắn và chính xác tuyệt đối, do đó cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về tính không chắc chắn liên quan đến các kịch bản và việc hạ thấp độ phân giải.
- Thông tin, dữ liệu về mức độ nhạy cảm và mức độ phơi bày: phải phù hợp với dự báo khí hậu, vì mức độ phơi bày có mối liên kết chặt chẽ với sự phát triển nên mức độ nhạy cảm và mức độ phơi bày trong hệ thống kinh tế - xã hội cần được xác định cùng thời điểm. Bên cạnh đó, tính không chắc chắn cũng cần được tính đến.
- Kết hợp thông tin, dữ liệu: kịch bản biến đổi khí hậu, mức độ nhạy cảm và mức độ phơi bày cần được kết hợp để phân tích các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong tương lai.

Trên đây là các tài liệu cần thu thập theo quy định của pháp luật.

Đánh giá chất lượng thông tin, dữ liệu và kết quả đầu ra của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Theo Tiểu mục 2 Mục III Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:

2. Đánh giá chất lượng thông tin, dữ liệu và kết quả đầu ra
Kiểm tra chất lượng thông tin, dữ liệu và kết quả đầu ra là việc cần phải được thực hiện, bao gồm thông tin, dữ liệu định lượng và định tính.
Đối với thông tin, dữ liệu định lượng, cần phải kiểm tra các yếu tố sau:
- Chất lượng và định dạng của thông tin, dữ liệu;
- Phạm vi không gian (tỉnh, huyện, xã hoặc vùng/khu vực…) và thời gian;
- Thông tin, dữ liệu không có sẵn;
- Các giá trị bất thường trong thông tin, dữ liệu và nguồn gốc của chúng.
Đối với thông tin, dữ liệu định tính, cần phải kiểm tra các yếu tố sau:
- Thông tin, dữ liệu thể hiện quan điểm của các bên quan tâm;
- Giải thích chính xác các từ ngữ hoặc thuật ngữ sử dụng trong đánh giá định tính (có thể khác nhau giữa các ngôn ngữ hoặc giữa các khu vực).
Thông tin, dữ liệu đầu vào và kết quả đầu ra là định lượng hay định tính, đều có thể mang tính không chắc chắn. Sự không chắc chắn trong đánh giá chủ yếu do các lý do như sau: các mô hình và các kịch bản được sử dụng, dữ liệu và bản chất của các chỉ số thành phần đã chọn. Đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả cần phải được thực hiện để phục vụ việc giải thích các kết quả. Việc đánh giá mức độ tin cậy đối với từng tác động của biến đổi khí hậu cần được thực hiện với những phân cấp tối thiểu như “thấp”, “trung bình” hoặc “cao”.

Trân trọng!

Biến đổi khí hậu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biến đổi khí hậu
Hỏi đáp Pháp luật
Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam theo Nghị quyết 24?
Hỏi đáp Pháp luật
Hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam? Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực trạng biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Biến đổi khí hậu là gì? Bao lâu thì công bố kịch bản biến đổi khí hậu một lần?
Hỏi đáp pháp luật
Biến đổi khí hậu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch áp dụng từ ngày 01/10/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Để phục vụ cho việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được báo cáo như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biến đổi khí hậu
Nguyễn Minh Tài
436 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biến đổi khí hậu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào