Có vi phạm pháp luật khi vay tiền của cá nhân nhưng không có khả năng trả nợ?

Tôi là đại diện bên A có vay của bên B cá nhân là 15.000.000vnd trong vòng 12 tháng, mỗi tháng tôi phải trả 2.150.000 VND tương đương là 25.800.000 VND/năm. Hiện tôi chưa có khả năng chi trả mà bên B đòi khởi kiện tôi thì cho tôi hỏi lãi suất trên có vượt quá 20%/năm? Tôi chưa có khả năng chi trả mà người ta dồn ép tôi quá thì liệu tôi có vi phạm pháp luật? Xin hỗ trợ giúp tôi ạ.

Vay tiền của cá nhân nhưng không có khả năng trả nợ có vi phạm pháp luật không?

Tôi là đại diện bên A có vay của bên B cá nhân là 15.000.000vnd trong vòng 12 tháng, mỗi tháng tôi phải trả 2.150.000 VND tương đương là 25.800.000 VND/năm. Hiện tôi chưa có khả năng chi trả mà bên B đòi khởi kiện tôi thì cho tôi hỏi lãi suất trên có vượt quá 20%/năm? Tôi chưa có khả năng chi trả mà người ta dồn ép tôi quá thì liệu tôi có vi phạm pháp luật? Xin hỗ trợ giúp tôi ạ.

Trả lời:
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, bạn vay 15.000.000 VND trong vòng 12 tháng, mỗi tháng phải trả 2.150.000 VND tương đương là 25.800.000 VND/năm. Vì vậy lãi suất được tính là 72%/năm, lãi suất này vượt mức quy định, do đó mặc dù bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ nhưng cứ để cho bên B khởi kiện ra Tòa thì bạn sẽ có lợi hơn, khi đó Tòa án chỉ áp dụng mức trần 20% cho bạn.

Có vi phạm pháp luật khi vay tiền của cá nhân nhưng không có khả năng trả nợ?

Có vi phạm pháp luật khi vay tiền của cá nhân nhưng không có khả năng trả nợ? (Hình từ Internet)

Vay tiền qua ứng dụng có được coi là tín dụng đen?

Tôi có 1 người chị đã vay tiền trong ứng dụng cho vay tiền nhanh. Nhưng bọn họ làm ăn như lừa đảo vậy. Khi chị tôi mượn tiền lần đầu không có 1 người nào điện thoại cho ba mẹ tôi xác minh là người thân hay họ hàng, bạn bè nhưng đến hạn trả tiền thi ba mẹ tôi lại bị nhân viên của những công ty đó điện thoại làm phiền và đe dọa tăng lãi trễ 1 ngày 400 ngàn. Làm gia đình tôi phải đi vay tiền của họ hàng để trả cho bọn họ. Cả chục cái công ty cho chị tôi mượn tiền đều không ai xác minh danh tính hay gia đình gì cả. Vậy thì có phải là tín dụng đen không?

Trả lời:
Theo cách hiểu thông thường thì “tín dụng đen” là hình thức cho vay vốn nhưng có lãi suất cao của cá nhân hoặc một tổ chức nào đó. Hiện nay pháp luật chưa có một định nghĩa chính thức nào về "tín dụng đen" nhưng việc vay tiền qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh, tương tự vụ việc của chị bạn nó cũng là một hình thức của loại hình này và đang nở rộ từng ngày.
Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định trách nhiệm trả nợ của bên vay:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...

Như vậy, khi đã vay tiền thì chị bạn phải có trách nhiệm trả nợ, do đó, chị bạn phải thực hiện thanh toán đúng hạn theo thỏa thuận vay. Nếu chậm thanh toán thì ngoài tiền lãi chị bạn còn có thể bị phạt tiền do chậm thanh toán.

Bản thân chị bạn đã sập bẫy tín dụng đen, với việc vay vốn đơn giản, thủ tục nhanh không cần xác minh thu nhập, chỉ cần liệt kê thông tin vài người thân, chị bạn đã vay từ rất nhiều công ty và những công ty này đã gọi điện làm phiền đòi tiền từ người thân. Ở đây nghĩa vụ trả tiền là của chị bạn, không phải của cha mẹ hay bất kỳ ai được chị bạn đưa thông tin cho bên vay.

Nên đứng tên vay hộ hay bảo lãnh cho người khác vay tiền?

Bạn tôi muốn vay ngân hàng 50 triệu, nhưng do 01 năm trước bạn tôi có vay ngân hàng nên khi xác định khả năng kinh tế thì có thể bạn tôi không được vay. Nên bạn tôi có nhờ tôi đứng tên vay hộ. Vậy cho hỏi việc đứng tên vay hộ này có khác gì với bảo lãnh không? Nếu khác thì tôi nên đứng tên vay hộ hay bảo lãnh?

Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 việc bạn đứng ra vay hộ khác với việc bạn đứng ra bảo lãnh nghĩa vụ vay tiền của bạn với ngân hàng.
- Đứng tên vay hộ: Là trường hợp bạn là bên vay của hợp đồng tín dụng, vậy nên bạn có những quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mà 02 bên đã thỏa thuận.
- Bảo lãnh: Là việc bạn đứng ra cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bạn của bạn có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Tùy thuộc và mức độ tin cậy, tín nhiệm của bạn đối với bạn của bạn như thế nào thì việc quyết định đứng tên hộ hay bảo lãnh sẽ khác nhau.

Nhưng nếu có xảy ra tranh chấp thì việc bạn đứng ra bảo lãnh vẫn có lợi cho bạn về mặt pháp lý hơn so với việc đứng tên hộ. Bởi vì, bảo lãnh chỉ xuất hiện khi bên vay khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ngoài ra có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.

Trân trọng!

Tín dụng đen
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tín dụng đen
Hỏi đáp pháp luật
Có vi phạm pháp luật khi vay tiền của cá nhân nhưng không có khả năng trả nợ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tín dụng đen
4,455 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tín dụng đen
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào