Thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu có quy trình như nào?

Quy trình thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu? Danh mục các chất được kiểm soát trong đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu? Hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát trong đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

Quy trình thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu?

Tại Điều 14 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Hội đồng thẩm định có số lượng thành viên ít nhất là 09 người, bao gồm Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng, Ủy viên thư ký, 02 Ủy viên phản biện và ít nhất 04 Ủy viên hội đồng. Các Ủy viên hội đồng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thuộc các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp.
2. Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và đánh giá theo các nội dung chính như sau:
a) Sự đầy đủ về nội dung, thông tin, dữ liệu của báo cáo báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
b) Sự phù hợp của chính sách, biện pháp quản lý nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia;
c) Sự phù hợp của các phương pháp định lượng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các chính sách, biện pháp quản lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
d) Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và so sánh với kịch bản phát triển thông thường của quốc gia trong kỳ kế hoạch;
đ) Khả năng tính hai lần đối với kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp thẩm định, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thông qua và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường biên bản họp với các nội dung chính như sau:
a) Đánh giá chung về báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Bộ quản lý lĩnh vực;
b) Những tồn tại, hạn chế của báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn thiện báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính dựa trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định;
d) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hoàn thiện báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kết luận của Hội đồng thẩm định.
5. Hội đồng thẩm định tổ chức họp khi có sụ tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ hai phần ba trở lên số lượng thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng, Ủy viên thư ký và ít nhất 01 Ủy viên phản biện.
6. Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm:
a) Điều hành các cuộc họp Hội đồng hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch hội đồng;
b) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp của Hội đồng, kết luận cuộc họp Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của Hội đồng;
c) Ký biên bản cuộc họp Hội đồng và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản cuộc họp Hội đồng.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Hội đồng thẩm định có số lượng thành viên ít nhất là 09 người, bao gồm Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng, Ủy viên thư ký, 02 Ủy viên phản biện và ít nhất 04 Ủy viên hội đồng. Các Ủy viên hội đồng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thuộc các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp và các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và đánh giá theo các nội dung chính như đã nêu trên.

Thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu có quy trình như nào?

Thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu có quy trình như nào? (Hình từ Internet)

Danh mục các chất được kiểm soát trong đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu?

Theo Điều 15 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Danh mục các chất được kiểm soát cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ theo điểm d khoản 5 Điều 22 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP được quy định tại Phụ lục III.1 kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.2 kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.3 kèm theo Thông tư này.
4. Danh mục các sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.4 kèm theo Thông tư này.

Như vậy, các chất được kiểm soát trong đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu thuộc trong các danh mục nêu trên.

Hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát trong đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Tổ chức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các chất được kiểm soát tuân thủ biện pháp quản lý như sau:
a) Đăng ký sử dụng chất được kiểm soát;
b) Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu;
c) Hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu.
Chi tiết về biện pháp quản lý và thời hạn áp dụng đối với từng chất được kiểm soát quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất được kiểm soát phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan.
3. Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát có cùng mã HS phải ghi rõ thông tin từng chất khi thực hiện thủ tục hải quan.

Trân trọng!

Phát thải khí nhà kính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phát thải khí nhà kính
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành công thương hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục lĩnh vực phải kiểm kê khí nhà kính năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu có quy trình như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu có quy trình như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khoa học và phát triển công nghệ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được tổ chức nghiên cứu như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được khuyến khích như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phát thải khí nhà kính
Nguyễn Minh Tài
435 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phát thải khí nhà kính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào