Phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai trên xe buýt có đúng không?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Ngày 01/12, tôi có bắt xe buýt từ Sài Gòn về đến quê nhưng có điều là chiếc xe buýt này không có chỗ ưu tiên cho phụ nữ đang mang thai. Tôi đang mang thai mà ngồi ghế dành cho người bình thường thật sự rất khó khăn. Cho tôi hỏi xe buýt có bắt buộc phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ đang mang thai không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai có đúng không?

Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định như sau:

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.

Như vậy, theo quy định trên kinh doanh vận tải bằng xe buýt thì phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai. Chiếc xe buýt bạn đi không có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai là đang vi phạm những quy định về kinh doanh vận tải.

Phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai trên xe buýt có đúng không?

Phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai trên xe buýt có đúng không? (Hình từ Internet)

Xe buýt không có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 15 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định;
đ) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng;
e) Không đánh số thứ tự ghế ngồi, giường nằm trên xe ô tô chở hành khách theo quy định;
g) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo quy định;
h) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định.
i) Không thanh toán tiền vé cho hành khách theo quy định đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống.

Do đó, người kinh doanh vận tải bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thang thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, còn đối với tổ chức thì từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có nội dung quản lý tuyến như thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định nội dung quản lý tuyến như sau:

a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;
b) Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;
c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;
d) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.

Trên đây là những quy định về nội dung quản lý tuyến trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Kinh doanh vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải hành khách
Hỏi đáp pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng?
Hỏi đáp pháp luật
Phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai trên xe buýt có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải hành khách
747 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh vận tải hành khách
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào