Quy định như thế nào về đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia?

Đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Xác định tọa độ, độ cao cho mạng lưới trọng lực quốc gia như thế nào? Xác định gia tốc lực trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia, điểm trọng lực cơ sở như thế nào? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

Đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?

Tại Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Việc đo gradient đứng tại mốc trọng lực được áp dụng trong trường hợp đo trọng lực bằng phương pháp trọng lực tuyệt đối. Gradient trọng lực đứng Δγ tại mốc trọng lực được xác định bằng việc đo hiệu gia tốc lực trọng trường giữa mặt bê tông của mốc và các điểm theo phương thẳng đứng ở độ cao 0,25 m, 0,50 m, 0,75 m và 1,0 m. Vị trí đo tại dấu mốc và 4 điểm ở bốn góc trên mặt bê tông của mốc. Biểu tổng hợp số liệu đo và tính gradient đứng theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giá trị gradient đứng tại điểm đo được tính theo công thức (1).
Trong đó: δg là hiệu gia tốc lực trọng trường giữa 2 vị trí đo theo phương thẳng đứng; δH là khoảng cách giữa hai vị trí đo theo phương thẳng đứng.
3. Độ chính xác xác định gradient đứng tại mốc của điểm gốc trọng lực quốc gia phải ≤ ± 0,003 mGal.
4. Độ chính xác xác định gradient đứng tại các mốc trọng lực cơ sở phải ≤ ± 0,005 mGal.
5. Độ chính xác xác định gradient đứng tại các mốc trọng lực hạng I phải ≤ ± 0,010 mGal.

Quy định như thế nào về đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia?

Quy định như thế nào về đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia? (Hình từ Internet)

Xác định tọa độ, độ cao cho mạng lưới trọng lực quốc gia như thế nào?

Theo Điều 10 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Xác định tọa độ.
a) Các điểm trong mạng lưới trọng lực quốc gia được xác định tọa độ với độ chính xác tương đương điểm lưới cơ sở cấp 1 bằng công nghệ GNSS. Quy trình đo nối, tính toán được thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000;
b) Trường hợp các điểm trọng lực được xây dựng trong nhà không thể xác định trực tiếp được tọa độ bằng công nghệ GNSS thì được phép đo nối bằng phương tiện đo là toàn đạc điện tử nhưng phải được nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán.
2. Xác định độ cao.
a) Đối với các điểm trọng lực cơ sở: việc thiết kế, đo nối, tính toán được thực hiện theo quy trình đo độ cao hạng II. Các điểm độ cao quốc gia làm điểm khởi tính là các điểm độ cao hạng I, hạng II. Sai số khép giữa đo đi - đo về giữa hai điểm hạng cao không vượt quá ± 4√L mm đối với vùng đồng bằng và ± 5 √L mm đối với vùng núi (L là chiều dài tuyến đo tính bằng km);
b) Đối với điểm trọng lực hạng I, hạng II: việc thiết kế, đo nối, tính toán được thực hiện theo quy trình đo độ cao hạng III. Các điểm độ cao quốc gia làm điểm khởi tính là các điểm độ cao hạng I, hạng II, hạng III. Sai số khép giữa đo đi - đo về giữa hai điểm hạng cao không vượt quá ± 10√L mm đối với vùng đồng bằng và ± 12√L mm đối với vùng núi (L là chiều dài tuyến đo tính bằng km).

Xác định gia tốc lực trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia, điểm trọng lực cơ sở như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Công tác chuẩn bị.
a) Chuẩn bị các phương tiện đo trọng lực tuyệt đối, phương tiện đo gradient (hoặc phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ đo gradient) đã được kiểm định và hiệu chuẩn đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này. Phương tiện đo trọng lực phải được vận chuyển bằng ô tô chuyên dùng, tránh rung lắc, va đập ảnh hưởng đến phương tiện đo trọng lực đã kiểm định và hiệu chuẩn;
b) Chuẩn bị phòng (hoặc buồng di động) đặt phương tiện đo trọng lực đảm bảo phải kín; chuẩn bị đầy đủ ắc quy, máy hút ẩm, nhiệt kế, điều hòa nhiệt độ (để ổn định nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, nguồn điện trong quá trình đo);
c) Chuẩn bị máy tính, thiết bị sao lưu dữ liệu, sổ đo theo Mẫu số 04a ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Xác định thời điểm đo đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh tốt nhất.
2. Đo gradient đứng theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
3. Đo trọng lực tuyệt đối tại điểm gốc trọng lực quốc gia:
a) Lắp đặt phương tiện đo trọng lực tuyệt đối, định tâm, cân bằng máy, kiểm tra tính đồng bộ của các phương tiện đo;
b) Xác định chiều cao của phương tiện đo trọng lực tuyệt đối với độ chính xác đến 1mm;
c) Nhập giá trị tọa độ, độ cao vào phương tiện đo trọng lực tuyệt đối phục vụ việc tính số hiệu chỉnh;
d) Đo trọng lực tuyệt đối theo các SET đo. Thời gian đo tối thiểu một ca đo là 72 giờ tương ứng với 72 SET đo, mỗi SET đo thu được một giá trị gia tốc lực trọng trường. Kết thúc mỗi ca đo phải kiểm tra kết quả đạt được ngay tại điểm đo, trường hợp sai số trung phương của các giá trị gia tốc lực trọng trường > ± 0,005 mGal thì phải tiến hành đo lại ca đo đó;
đ) Trong quá trình đo trọng lực tuyệt đối, phải xác định nhiệt độ, áp suất tại thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc đo; các thông tin về người đo, ca đo, thời gian đo, các điều kiện thời tiết phải được ghi chép đầy đủ vào sổ đo theo Mẫu số 04a ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đo trọng lực tuyệt đối tại điểm trọng lực cơ sở.
Quy trình đo gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực cơ sở được thực hiện như đối với quy trình đo gia tốc lực trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia quy định tại khoản 3 Điều này. Trong đó thời gian đo tối thiểu một ca đo là 24 giờ tương ứng với 24 SET đo, trường hợp sai số trung phương của các giá trị gia tốc lực trọng trường > ± 0,010 mGal thì phải tiến hành đo lại ca đo đó.
5. Kết thúc ca đo phải tiến hành sao lưu kết quả đo vào thiết bị lưu trữ dữ liệu kèm theo sổ đo phục vụ việc tính toán và giao nộp thành quả.

Trân trọng!

Mạng lưới trọng lực quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mạng lưới trọng lực quốc gia
Hỏi đáp pháp luật
Quy định như thế nào với điểm chọn trọng lực quốc gia? Phương tiện đo trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định như thế nào về đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia?
Hỏi đáp pháp luật
Gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực hạng I, hạng II được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Mạng lưới trọng lực quốc gia được thiết kế như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mạng lưới trọng lực quốc gia
Nguyễn Minh Tài
426 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mạng lưới trọng lực quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào