Quy định lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030?

Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 ra sao? Nhiệm vụ tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ đến năm 2030? Nhiệm vụ thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030? Xin được giải đáp.

Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Căn cứ Điều 4 Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình như sau:

Việc lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định hiện hành. Thông tư này quy định một số nội dung cụ thể như sau:
1. Lập dự toán: Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các tổ chức, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ của Chương trình, căn cứ vào các nhiệm vụ được phê duyệt và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này để lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp chung vào dự toán của các Bộ, ngành, địa phương (theo phân cấp quản lý ngân sách) gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và phối hợp thực hiện.
2. Việc phân bổ, giao dự toán, tạm ứng, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn. Trong đó:
a) Đối với dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia của Chương trình, dự toán kinh phí giao về Bộ Khoa học và Công nghệ để ký hợp đồng với cơ quan chủ trì thực hiện;
b) Đối với dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, địa phương và cấp cơ sở (nếu có) của Chương trình, dự toán kinh phí giao về các các bộ, địa phương và đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện.
3. Trong trường hợp nhiệm vụ không thực hiện theo đúng kế hoạch, việc huy động, giải ngân các nguồn kinh phí khác không đúng tiến độ, hoặc không đúng với cơ cấu và tổng mức quy định tại Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc theo hợp đồng đã ký; kinh phí được giao sử dụng sai mục đích, sai chế độ:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý Chương trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý như sau: Đình chỉ nhiệm vụ; hoặc xuất toán khoản chi sai, thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản chi sai (đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước), yêu cầu đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ xử lý khoản chi sai (đối với nguồn kinh phí khác) và các hình thức xử lý khác theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp bị đình chỉ nhiệm vụ; thu hồi các khoản chi sai chế độ đã thanh toán tại Kho bạc nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý Chương trình có trách nhiệm ban hành Quyết định xử lý đình chỉ nhiệm vụ, thu hồi các khoản chi sai chế độ, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước để làm căn cứ thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

Việc lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định hiện hành.

Quy định lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030?

Quy định lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ đến năm 2030?

Theo Điều 5 Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định nhiệm vụ tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ như sau:

1. Cung cấp dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ, bản đồ sáng chế. Hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra các tài sản trí tuệ được bảo hộ và bài báo khoa học có tính ứng dụng cao. Hỗ trợ hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ.
a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN) và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.
2. Xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về sở hữu trí tuệ phù hợp với từng nhóm đối tượng: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ đến năm 2030 gồm 2 nhiệm vụ quy định trên.

Nhiệm vụ thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030?

Tại Điều 6 Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định nhiệm vụ thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước như sau:

1. Đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới:
a) Đối với đăng ký bảo hộ trong nước:
- Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới: 30 triệu đồng/đơn;
- Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu: 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ.
b) Đối với đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: 60 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp lệ, các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn.
c) Đối với nhiệm vụ do các Bộ, cơ quan trung ương quản lý, mức kinh phí quy định tại điểm a và điểm b khoản này là mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước, trong trường hợp phát sinh thêm các chi phí khác (nếu có), các đơn vị tham gia Chương trình tự đảm bảo;
Đối với nhiệm vụ do địa phương quản lý, căn cứ vào các công việc có liên quan, điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương để thực hiện.
2. Đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với Chương trình OCOP hoặc biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia: Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.

Nhiệm vụ thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định như trên.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dùng quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ để làm tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến chuẩn pháp lý năm 2023? Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bài giảng có được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Việc sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu khác có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không? Mức xử phạt của hành vi?
Hỏi đáp pháp luật
Lấy bài từ các báo, có vi phạm luật sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Vi phạm, tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý trường hợp tên doanh nghiệp vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc đặt tên trường tránh vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sở hữu trí tuệ
1745 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sở hữu trí tuệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào