Pháp luật có cho phép anh rể thăm em vợ tại trại giam hay không?

Anh rể có được thăm em vợ tại trại giam hay không? Thủ tục thăm gặp phạm nhân tại trại giam được quy định như thế nào? Có được sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp giữa phạm nhân và người thân trong quá trình thăm gặp? Chào anh chị, cho em hỏi vợ em có một đứa em trai năm nay 20 tuổi, vì phút nông nổi của tuổi trẻ nên phạm tội trộm cắp tài sản và đang bị giam tại trại giam. Anh chị cho em hỏi với tư cách là anh rể thì em có được đến thăm em nó hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.  

1. Anh rể có được thăm em vợ tại trại giam hay không?

Tại Điều 4 Thông tư 182/2019/TT-BQP có quy định về đối tượng được thăm gặp phạm nhân như sau:

1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột, số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.

2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác ngoài những người được quy định tại Khoản 1 Điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

Căn cứ theo quy định hiện hành, với tư cách là anh rể, bạn hoàn toàn có thể đến thăm em vợ ở trại giam.

2. Thủ tục thăm gặp phạm nhân tại trại giam được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 182/2019/TT-BQP có quy định về thủ tục thăm gặp phạm nhân tại trại giam như sau:

1. Cơ sở giam giữ cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đã ban hành. Sổ thăm gặp được Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân.

2. Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ thăm gặp; trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có sổ thăm gặp hoặc cá nhân không có tên trong sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.

3. Đại diện cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này khi đến thăm gặp phạm nhân phải có công văn đề nghị cơ sở giam giữ xin thăm gặp phạm nhân. Trong công văn phải nêu rõ phạm nhân được thăm gặp, người đến thăm gặp, lý do thăm gặp, thời gian thăm gặp.

4. Khi đến thăm gặp, ngoài đơn (đối với cá nhân), công văn (đối với cơ quan, tổ chức), người đến thăm gặp phải kèm theo một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; hộ chiếu; giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

5. Thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân có đủ điều kiện được gặp phạm nhân tại phòng riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự thì phải có bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi vợ (chồng) của phạm nhân cư trú.

6. Thủ tục thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự.

Theo đó, thủ tục thăm gặp phạm nhân tại trại giam sẽ được thực hiện theo quy định trên.

3. Có được sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp giữa phạm nhân và người thân trong quá trình thăm gặp?

Tại Điều 6 Thông tư 182/2019/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của thân nhân và phạm nhân trong thăm gặp như sau:

1. Thân nhân; cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai danh mục các đồ vật trừ đồ vật thuộc danh mục cấm và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gửi đồ không đúng quy định. Không được đưa vào nhà thăm gặp các đồ vật cấm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Khi thân nhân là vợ (chồng) gặp phạm nhân tại phòng riêng nhà thăm gặp thì phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật không được đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp; phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, có trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không để phạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy cơ sở giam giữ, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Phạm nhân nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

3. Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

4. Phạm nhân khi gặp thân nhân phải mặc quần áo được cấp, bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ, trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được cấp quần, áo (theo quy định) thì được mặc quần, áo dài thường nhưng phải đóng dấu “PHẠM NHÂN”; nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.

Như vậy, trong quá trình thăm gặp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng tiếng Việt, trường hợp không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác theo quy định.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

Trại giam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trại giam
Hỏi đáp pháp luật
Gửi thuốc ARV vào trại giam
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức án đối với Tội chống phá trại giam
Hỏi đáp pháp luật
Cảnh sát quản lí trại giam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Kỷ luật trong trại giam..
Hỏi đáp pháp luật
Giám thị trại giam là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trại giam, trại tạm giam trong Quân đội nhân dân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc thực hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại cho phạm nhân trong trại giam
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp được nghỉ lao động đối với phạm nhân trong trại giam
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trại giam
728 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trại giam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào