Văn phòng Thừa phát lại có thể thành lập bởi một cá nhân không?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề cần được giải đáp. Em đang là sinh viên ngành Luật tại Đại học H, em khá quan tâm đến nghề Thừa phát lại. Em thắc mắc là văn phòng Thừa phát lại có thể do một cá nhân thành lập được không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, em cảm ơn.

Một cá nhân có thể thành lập văn phòng Thừa phát lại không?

Tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định văn phòng Thừa phát lại như sau:

1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
2. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
...

Như vậy, theo quy định trên văn phòng Thừa phát lại vẫn có thể do 01 Thừa phát lại thành lập. Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập sẽ hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Văn phòng Thừa phát lại có thể thành lập bởi một cá nhân không?

Văn phòng Thừa phát lại có thể thành lập bởi một cá nhân không? (Hình từ Internet)

Văn phòng Thừa phát lại có phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan nhà nước không?

Theo Điều 20 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định chế độ thông tin, báo cáo như sau:

1. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của mình.
Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương.
Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
2. Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát về hoạt động, quản lý tài chính, thuế theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về sổ sách, biểu mẫu, giấy tờ, chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.

Do đó, văn phòng Thừa phát phải có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.

Văn phòng Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại như sau:

1. Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
a) Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
b) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
c) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
d) Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
e) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
g) Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
h) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
i) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
k) Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Như vậy, trên đây là những quyền và nghĩa vụ của văn phòng Thừa pháp lại do pháp luật quy định.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp pháp luật
Có hai văn phòng thừa phát lại trên cùng một huyện có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Văn phòng Thừa phát lại có thể thành lập bởi một cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng Thừa phát lại được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp nào? Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại gồm có những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại dưới dạng công ty cổ phần được không?
Hỏi đáp pháp luật
Phương thức thành lập văn phòng thừa phát lại
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục thành lập văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào những tiêu chí nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo trình tự thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
346 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào