Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm được kiểm sát như thế nào?

Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm như thế nào? Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được kiểm sát ra sao? Những vấn đề chung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế là gì? Mong được hỗ trợ theo quy định mới nhất!

Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm như sau:

2. Trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm
Hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm về cơ bản được thực hiện tương tự như kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm được ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát.

Theo đó, công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm cần phải lưu ý:

- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm được ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát.

Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm được kiểm sát như thế nào?

Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm được kiểm sát như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được kiểm sát ra sao?

Theo tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được kiểm sát như sau:

3. Trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về cơ bản được thực hiện tương tự như kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 371/QĐ-VKSTC ngày 15/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, nội dung của thông báo phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và nội dung kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án có thẩm quyền.
Trên đây là hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế; quá trình thực hiện có những vướng mắc, khó khăn đề nghị báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 9) để có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Như vậy, trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cần phải lưu ý:

- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 371/QĐ-VKSTC ngày 15/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, nội dung của thông báo phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và nội dung kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án có thẩm quyền.

Những vấn đề chung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế là gì?

Tại Mục I Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về những vấn đề chung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế như sau:

1. Về phạm vi và đối tượng áp dụng
Văn bản này Hướng dẫn một số nội dung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.
Hướng dẫn để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức của Viện kiểm sát khi được phân công kiểm sát việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế áp dụng thực hiện.
2. Yêu cầu
Hướng dẫn khắc phục một phần khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết loại án này.

Trên đây là các vấn đề trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Tạ Thị Thanh Thảo

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ vọng Phục Sinh là gì? Có bắt buộc phải tham dự lễ vọng Phục sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tranh vẽ về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay năm 2024? Thí sinh nộp bài dự thi đến địa chỉ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháp tùng là gì? Người tháp tùng là gì? Người tháp tùng lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày hạ chí là gì? Ngày hạ chí 2024 là ngày nào? Ngày hạ chí 2024, học sinh đã được nghỉ hè hay chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 1 tháng 3 âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch? Tháng 3 âm lịch 2024 có ngày lễ nào người lao động được nghỉ hưởng lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Valentine đen 14/4 là ngày gì? Valentine đen 14/4/2024 người lao động có được nghỉ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày vía quan âm 19/2 năm 2024 là ngày mấy dương? Vào thứ mấy? Việc đốt vàng mã vào ngày vía quan âm 19/2 có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Valentine đen nên tặng gì? Người lao động đi làm bao nhiêu tiếng trong ngày Valentine đen?
Hỏi đáp Pháp luật
Valentine đen ai tặng quà? Ngày Valentine đen được tạm ứng tiền lương tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 4 là ngày gì? Tháng 4 năm 2024 có những ngày lễ nào người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
378 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào