Quy định mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào?

Mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Mô hình quản lý hải quan thông minh trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Mô hình hải quan thông minh ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như thế nào? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Tại tiểu tiết 2.5 tiết 2 mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

2.5. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin
- Hoàn thiện kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây và thực hiện đầu tư mới, thay thế, nâng cấp đồng bộ trang thiết bị CNTT cho các đơn vị Hải quan đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng cốt lõi, phù hợp với kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính và Kiến trúc Chính phủ ngành Hải quan.
- Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan theo tiêu chuẩn Tier 3 để đảm bảo sẵn sàng cho triển khai, vận hành các hệ thống CNTT Hải quan 24/7 an ninh an toàn.
- Đầu tư nâng cấp, thay thế trang thiết bị, mở rộng băng thông hệ thống mạng của Hải quan phù hợp với kiến trúc, lộ trình triển khai hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính và kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan.
- Đầu tư trang bị và triển khai kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát Hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị, ... Với hệ thống CNTT Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý Hải quan xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối.

Theo đó, mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 là:

- Hoàn thiện kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây và thực hiện đầu tư mới, thay thế, nâng cấp đồng bộ trang thiết bị CNTT cho các đơn vị Hải quan đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng cốt lõi, phù hợp với kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính và Kiến trúc Chính phủ ngành Hải quan.

- Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan theo tiêu chuẩn Tier 3 để đảm bảo sẵn sàng cho triển khai, vận hành các hệ thống CNTT Hải quan 24/7 an ninh an toàn.

- Đầu tư nâng cấp, thay thế trang thiết bị, mở rộng băng thông hệ thống mạng của Hải quan phù hợp với kiến trúc, lộ trình triển khai hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính và kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan.

Quy định mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào?

Quy định mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào? (Hình từ Internet)

Mô hình quản lý hải quan thông minh trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Theo tiểu tiết 3.1 và 3.2 tiết 3 mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

3. Mô hình quản lý hải quan thông minh
3.1. Xây dựng mô hình hải quan thông minh nhằm đưa Hải quan Việt Nam trở thành tổ chức hải quan hiện đại, theo các xu hướng và chuẩn mực quốc tế đảm bảo ứng dụng các thành tựu công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (như: AI, Big Data, Blockchain, IoT,...); phấn đấu đến năm 2025, đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển như: EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi mô hình hải quan thông minh phải có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
3.2. Mô hình hải quan thông minh đảm bảo kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, dữ liệu tích hợp từ khi hàng hóa đến cửa khẩu trong thời gian lưu giữ tại kho, bãi, cảng đến khi thông quan, đưa ra khỏi khu vực giám sát, đưa vào sản xuất hoặc sử dụng theo đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan; các hoạt động nghiệp vụ được tự động hoàn toàn như: phân tích thông tin trọng điểm, xác định rủi ro, kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ phương tiện vận tải, phân luồng kiểm tra, quyết định thông quan, kiểm tra xác định số tiền thuế phải nộp, quản lý, theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư trong quá trình sản xuất, gia công,... Đây được xác định là yêu cầu nghiệp vụ cốt lõi của hệ thống.
Ngoài ra, mô hình hải quan thông minh cũng đảm bảo các mục tiêu:
- Tạo thuận lợi thương mại thông qua việc cung cấp dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện; số hóa chứng từ, hồ sơ, tự động tiếp nhận, trả hồ sơ..
- Sẵn sàng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước.
- Đảm bảo an ninh, an toàn cho nền kinh tế và cho cộng đồng trên cơ sở nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan thông qua các tính năng vượt trội của Hệ thống quản lý mới như: tự động phân tích thông tin rủi ro, xác định trọng điểm, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp và quản lý tốt chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất, gia công.
- Tinh giản bộ máy tổ chức hải quan tại các cấp cơ sở hướng tới xây dựng mô hình hải quan tập trung, phù hợp với địa bàn quản lý và yêu cầu công việc, giảm bớt các khâu trung gian, hạn chế sự chồng chéo, không thống nhất, tiêu cực, nhũng nhiễu trong thực thi nhiệm vụ của công chức hải quan.

Mô hình quản lý hải quan thông minh trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 được thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên.

Mô hình hải quan thông minh ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như thế nào?

Căn cứ tiểu tiết 3.3 tiết 3 mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

3.3. Mô hình hải quan thông minh ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 như: Kết nối Internet vạn vật (IoT), Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Bigdata) để phục vụ cho công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, quản lý dữ liệu, tự động phân tích dữ liệu, hình ảnh và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng. Cụ thể:
- Quản lý biên giới thông minh thông qua các mô hình hải quan ảo, cửa khẩu điện tử theo khuyến nghị của WCO, hạn chế sự tham gia trực tiếp của công chức hải quan, đơn giản thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ tại biên giới, thực hiện phân luồng hàng hóa, hành khách, phương tiện, ủy quyền kiểm tra tại cửa khẩu; Áp dụng các giải pháp công nghệ và trang thiết bị kiểm tra, giám sát hiện đại phù hợp với đặc điểm khu vực cửa khẩu biên giới, có khả năng tích hợp, trao đổi dữ liệu tập trung, thống nhất.
- Triển khai mô hình quản lý chuỗi cung ứng tích hợp theo hướng dẫn tại khung an ninh và tạo thuận lợi thương mại (SAFE) của Tổ chức hải quan thế giới, đáp ứng yêu cầu quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa sử dụng đúng mục đích đã kê khai với cơ quan hải quan dựa trên nguyên tắc rủi ro, lấy phân tích dữ liệu làm nền tảng trên cơ sở ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo.
- Thiết lập môi trường dịch vụ số thân thiện, dễ dàng tiếp cận, có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện, có thể theo dõi được kết quả xử lý, cũng như cung cấp các tính năng hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, người dân trong thực hiện thủ tục hành chính; Phát triển các công cụ, tiện ích có khả năng đo lường, giám sát và đánh giá hiệu quả trong việc thực thi công tác quản lý của các cơ quan nhà nước; chất lượng dịch vụ công; điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng thông qua việc đo thời gian thực hiện các công đoạn trong chuỗi cung ứng.
- Ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ (như: Kết nối Internet vạn vật (IoT), Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Bigdata), Phân tích thông minh (BI), Điện toán đám mây (Cloud), Di động (Mobility),...) để hỗ trợ cho cơ quan hải quan trong việc tự động phân tích, xử lý thông tin; sẵn sàng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước; trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới; tích hợp, kết nối thông tin từ các phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về hải quan (hình ảnh soi chiếu, camera giám sát; kết quả phân tích, kiểm tra chuyên ngành từ các máy móc, thiết bị; dữ liệu cân điện tử,...) với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới, như: Công ước về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan; Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu;... đảm bảo hàng hóa được thông quan, giải phóng nhanh chóng, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Trân trọng!

Hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 15a báo cáo quyết toán hải quan theo Thông tư 39?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan được quyền giám sát tại các địa điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu được miễn thu phí hải quan trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin hải quan là gì? Có mấy loại thông tin hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, nhân viên hải quan có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan thực hiện nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Nguyễn Minh Tài
953 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào