Quy định mục tiêu cụ thể về quản trị nội ngành hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào?

Mục tiêu cụ thể về quản trị nội ngành hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Mục tiêu cụ thể về hoàn thiện thể chế trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Mục tiêu cụ thể về an toàn thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Mục tiêu cụ thể về quản trị nội ngành hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Tại Tiểu tiết 2.4 Tiết 2 Mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

2.4. Về quản trị nội ngành
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành ngành Hải quan, cụ thể:
- Hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan; hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống.
- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
- 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản;
- 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
- 80% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan.
- Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo được thực hiện trực tuyến; tối thiểu 70% kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch lên ngạch kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên chính hải quan và tương đương (đối với các kỳ thi Tổng cục được ủy quyền tổ chức) thực hiện thi vòng 1 trên máy tính.
- Tích hợp, đồng bộ hóa Hệ thống quản lý đào tạo với Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức để theo dõi quá trình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức trong suốt thời gian công tác tại ngành Hải quan.
- Số hóa 100% dữ liệu quản lý đào tạo.
- Triển khai công cụ làm việc, cộng tác trên môi trường số đạt 70%.
- Triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu đạt 70%.
- Tỷ lệ nền tảng điện toán đám mây được triển khai: 70%.
- Triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu: 90%.
- Thực hiện số hóa các bài giảng hướng tới thực hiện giảng trực tuyến với: 100% bài giảng nghiệp vụ hải quan tổng hợp; 30% bài giảng chương trình đào tạo chuyên sâu; 50% bài giảng và kiến thức chung phục vụ hải quan số, hải quan thông minh; 50% bài giảng theo khung năng lực vị trí việc làm.
- Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- Xây dựng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
- Tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ
- Triển khai ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0 (như: AI, Blockchain, Big Data, Cloud, IoT,...) trong quản lý nhà nước về hải quan.

Mục tiêu cụ thể về quản trị nội ngành hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như sau:

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành ngành Hải quan, cụ thể:

- Hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan; hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống.

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

- 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.

Và một số mục tiêu khác được nêu cụ thể theo quy định của pháp luật nêu trên.

Quy định mục tiêu cụ thể về quản trị nội ngành hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào?

Quy định mục tiêu cụ thể về quản trị nội ngành hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể về hoàn thiện thể chế trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Theo Tiểu tiết 2.7 Tiết 2 Mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

Nghiên cứu, bổ sung nội dung liên quan về hoàn thiện thể chế đảm bảo cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động chuyển đổi số trong các lĩnh vực nghiệp vụ và triển khai thủ tục hải quan theo hướng số hoá toàn diện.

Theo đó, mục tiêu cụ thể về hoàn thiện thể chế trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 là Nghiên cứu, bổ sung nội dung liên quan về hoàn thiện thể chế đảm bảo cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động chuyển đổi số trong các lĩnh vực nghiệp vụ và triển khai thủ tục hải quan theo hướng số hoá toàn diện.

Mục tiêu cụ thể về an toàn thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Căn cứ Tiểu tiết 2.6 Tiết 2 Mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

Hoàn thiện thiết kế, quy hoạch và tổ chức triển khai, giám sát đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của ngành Hải quan theo cấp độ tuân thủ Luật an toàn thông tin, Luật An ninh mạng và các qui chế, quy định của ngành liên quan đến công tác an toàn, an ninh thông tin.

Trân trọng!

Hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 15a báo cáo quyết toán hải quan theo Thông tư 39?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan được quyền giám sát tại các địa điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu được miễn thu phí hải quan trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin hải quan là gì? Có mấy loại thông tin hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, nhân viên hải quan có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan thực hiện nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Nguyễn Minh Tài
513 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào