Quy định một số mục tiêu cụ thể về nghiệp vụ hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào?

Một số mục tiêu cụ thể về nghiệp vụ hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Một số mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Mục tiêu cụ thể về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Một số mục tiêu cụ thể về nghiệp vụ hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Tại Tiểu tiết 2.1 Tiết 2 Mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

2.1. Về nghiệp vụ hải quan
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số của doanh nghiệp, các Bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN theo hướng tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác quản lý điều hành nghiệp vụ hải quan, công tác tham mưu, thực thi nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; các quy trình thủ tục hải quan đơn giản được số hóa tối đa; các lĩnh vực nghiệp vụ được tích hợp, liên thông, tự động hóa mức độ cao; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng lần thứ 4 (4.0).. .với các trang thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu can thiệp của con người trong quá trình thông quan hàng hóa.
Cụ thể như sau:
- Về chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hải quan: Hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới Hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống. Theo đó, cùng với việc thực hiện đồng bộ chuyển đổi số trong Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, thủ tục hải quan được thực hiện giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoàn toàn trên môi trường số (phi giấy tờ), mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; quản lý tự động các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên môi trường số trong toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục hải quan cả trước, trong, sau thông quan, đảm bảo quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trong đó:
Về hồ sơ hải quan:
ü 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử.
ü 95% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số (5% thuộc hồ sơ đặc biệt như hồ sơ mật, hồ sơ sử dụng khi hệ thống gặp sự cố,...)
ü 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa.
- Về quản lý thuế:
+ Quản lý nợ thuế được thực hiện hoàn toàn theo phương thức điện tử với phương pháp quản lý hiện đại.
+ Thu thập, phân tích, đánh giá, xây dựng, sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất về mã số hàng hóa, thuế suất, trị giá hải quan, quản lý nợ thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; tự động quản lý nghĩa vụ thuế, tài chính trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; tự động hóa việc áp dụng chính sách miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, thu thuế và không thu thuế đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật; quản lý thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, phục vụ cho công tác thống kê và công tác chỉ đạo điều hành thống nhất; cải cách trong xây dựng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu dưới dạng điện tử hóa, số hóa đảm bảo minh bạch.
- Về kiểm tra sau thông quan: Tự động xác định đối tượng cần kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng mô hình tự động phân tích, đánh giá rủi ro, phân tích số liệu thống kê, các bài toán nghiệp vụ, các dấu hiệu khác thường trên hệ thống công nghệ thông tin.
- Về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: Tự động thu thập, tiếp nhận, phân tích thông tin về các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và phương tiện thông qua thông tin tình báo, hợp tác quốc tế để lập các hồ sơ xác định trọng điểm các lô hàng có mức độ rủi ro cao theo các tiêu chí kiểm soát; tự động phân tích, cảnh báo những giao dịch bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; tự động cảnh báo đến các địa chỉ cụ thể về lô hàng tình nghi và chỉ dẫn chi tiết biện pháp kiểm soát hải quan; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đo lường tuân thủ để thiết lập và triển khai các phương án kiểm soát linh hoạt hiệu quả.
- Về quản lý rủi ro: (i) Tự động thu thập, tích hợp thông tin: từ hoạt động khai báo hải quan, kết quả từ các hoạt động nghiệp vụ hải quan; thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước; thông tin trao đổi với Hải quan nước ngoài; thông tin do các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước cung cấp; (ii) ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, phân tích thông minh, internet vạn vật...) để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ quản lý rủi ro: Đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan, hành khách xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hàng hóa xuất nhập khẩu; tự động phân loại, đánh giá mức độ rủi ro đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh để phân luồng quyết định kiểm tra; phân tích thông tin, đánh giá rủi ro và xác định trọng điểm để cảnh báo rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp, hiệu quả ở cả ba giai đoạn trước, trong và sau thông quan thông qua hệ thống CNTT; (iii) 100% hồ sơ về tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; người, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được quản lý dưới dạng dữ liệu số.
- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan.

Theo đó, mục tiêu cụ thể về nghiệp vụ hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 được thực hiện theo quy định nêu trên.

Quy định một số mục tiêu cụ thể về nghiệp vụ hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào?

Quy định một số mục tiêu cụ thể về nghiệp vụ hải quan trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như nào? (Hình từ Internet)

Một số mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Theo Tiểu tiết 2.2 Tiết 2 Mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

2.2. Về việc chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng bộ với chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, trong đó tập trung các nội dung:
- Về xử lý hồ sơ hải quan:
+ 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. Tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có sự phù hợp về kỹ thuật công nghệ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
+ Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7.
- Về việc trả kết quả thủ tục hải quan: Được thực hiện trên môi trường số trên nhiều thiết bị di động, theo đó:
+ Doanh nghiệp được tiếp nhận, trao đổi thông tin, tra cứu và theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan với các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục trên môi trường số.
+ Tiếp nhận, trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hải quan, quản lý Nhà nước về Hải quan với Ngân hàng, các Bộ, Ngành, cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế thông qua hệ thống CNTT.
+ Thực hiện trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý hải quan phục vụ quản lý, thông quan hàng hóa, phương tiện, ra quyết định về kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
- Về kiểm tra, giám sát hải quan:
+ 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan.
+ 50% hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng container có rủi ro cao được giám sát bằng seal định vị điện tử, hình ảnh kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan.
+ 100% các cửa khẩu, cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện được triển khai Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động để quản lý, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực giám sát hải quan bằng phương thức điện tử.

Một số mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 như:

- Về xử lý hồ sơ hải quan:

+ 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. Tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có sự phù hợp về kỹ thuật công nghệ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

+ Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7.

- Về việc trả kết quả thủ tục hải quan: Được thực hiện trên môi trường số trên nhiều thiết bị di động, theo đó:

+ Doanh nghiệp được tiếp nhận, trao đổi thông tin, tra cứu và theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan với các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục trên môi trường số.

+ Tiếp nhận, trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hải quan, quản lý Nhà nước về Hải quan với Ngân hàng, các Bộ, Ngành, cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế thông qua hệ thống CNTT.

+ Thực hiện trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý hải quan phục vụ quản lý, thông quan hàng hóa, phương tiện, ra quyết định về kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

Mục tiêu cụ thể về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?

Căn cứ Tiểu tiết 2.3 Tiết 2 Mục III Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

2.3. Về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN đảm bảo đồng bộ với chuyển đổi số nghiệp vụ hải quan và doanh nghiệp theo hướng số hóa và xử lý tập trung thủ tục hành chính của các Bộ, Ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; triển khai mở rộng số lượng các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan với: Các bộ, ngành; các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các bộ, ngành; các đơn vị quản lý cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập cảnh; các bên có liên quan, cụ thể như sau:
- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống CNTT theo định hướng xử lý tập trung, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN.
- Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu, chứng từ điện tử cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa việc xử lý dữ liệu.
- 100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Trân trọng!

Hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 15a báo cáo quyết toán hải quan theo Thông tư 39?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan được quyền giám sát tại các địa điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu được miễn thu phí hải quan trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin hải quan là gì? Có mấy loại thông tin hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, nhân viên hải quan có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan thực hiện nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thay đổi số niêm phong đặc biệt năm 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Nguyễn Minh Tài
483 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào