Chuyển đổi số về hạ tầng kỹ thuật trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 có kết quả như nào?

Kết quả chuyển đổi số về hạ tầng kỹ thuật trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020? Tồn tại của hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020? Tồn tại của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020? Câu hỏi của chị Phương (Hà Nội)

Kết quả chuyển đổi số về hạ tầng kỹ thuật trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020?

Tại Tiểu tiết 1.2 Tiết 1 Mục I Phần I kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

- Trung tâm dữ liệu chính (DC) của ngành Hải quan đặt tại tòa nhà riêng 5 tầng, thiết kế thi công đồng bộ theo tiêu chuẩn Quốc tế Tier 3.

- Hệ thống mạng diện rộng Hải quan nằm trong hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính kết nối Tổng cục với toàn bộ các Cục, Chi cục Hải quan và kết nối với Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như phục vụ triển khai cơ chế Một cửa quốc gia và ASEAN.

- Hệ thống trang máy chủ, lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu được qui hoạch, thiết kế, triển khai theo mô hình ảo hóa - điện, toán đám mây, cho phép sử dụng nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, dễ dàng nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu sử dụng thực tế.

- Thông qua Hệ thống quản trị, giám sát tập trung, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thực hiện giám sát vận hành 24/7 toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống CNTT tại Trung tâm dữ liệu, xử lý kịp thời những sự cố phát sinh, đảm bảo hệ thống CNTT luôn hoạt động ổn định, an toàn an ninh.

Chuyển đổi số về hạ tầng kỹ thuật trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 có kết quả như nào?

Chuyển đổi số về hạ tầng kỹ thuật trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 có kết quả như nào? (Hình từ Internet)

Tồn tại của hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020?

Theo Tiểu tiết 2.1 Tiết 2 Mục I Phần I kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

- Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS là hệ thống CNTT cốt lõi, quan trọng nhất của Tổng cục Hải quan (do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại triển khai chính thức từ ngày 01/4/2014) mới đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh, tức là chỉ đáp ứng được một khâu trong quy trình quản lý nhà nước về hải quan. Do đó, để thực hiện quản lý các lĩnh vực và các nghiệp vụ hải quan khác, đặc biệt là các yêu cầu quản lý phát sinh mới, trải qua các năm từ 2014 đến nay, Tổng cục Hải quan đã phải xây dựng và duy trì thêm khoảng 20 hệ thống CNTT vệ tinh (do Tổng cục Hải quan xây dựng) hoạt động song song cùng hệ thống này. Do không được thiết kế đồng bộ nên hệ thống CNTT của ngành Hải quan hiện nay có tính liên kết yếu, khó tích hợp chức năng cũng như cung cấp dữ liệu mang tính tổng hợp cho các vị trí công việc, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nghiệp vụ (như IoT, AI, Big Data, ...) không thể thực hiện được. Vào những giờ cao điểm thường xảy ra tắc nghẽn cục bộ, hệ thống quá tải không xử lý được dữ liệu, tác động trực tiếp kéo dài thời gian thông quan. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan vẫn chưa được ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa một cách đầy đủ như thanh tra, kiểm tra, miễn, giảm, hoàn thuế...

- Hệ thống VNACCS/VCIS được thiết kế từ 2014, các chức năng hỗ trợ khai thác, quản lý hải quan không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ hiện nay; các trang thiết bị phần cứng đã lỗi thời không còn loại tương tự để thay thế và cũng không có hệ thống dự phòng, do đó sự cố có thể sự xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của toàn hệ thống, làm tê liệt hoạt động xuất nhập khẩu, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Tồn tại của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020?

Căn cứ Tiểu tiết 2.2 Tiết 2 Mục I Phần I kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:

- Thông tin dữ liệu phân tán, chi phục vụ thực hiện thủ tục hành chính đơn lẻ. Dữ liệu hồ sơ, chứng từ đã được doanh nghiệp khai báo chưa được kế thừa và tận dụng để thực hiện các thủ tục hành chính khác liên quan tới doanh nghiệp.

- Chưa số hóa đầy đủ và khai thác triệt để nhu cầu trao đổi thông tin giữa Cơ chế một cửa quốc gia và các bên liên quan; phần lớn do dữ liệu nằm phân tán và quy hoạch riêng rẽ theo lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính ở từng bộ, ngành. Các yêu cầu thay đổi về chính sách đối với loại hàng hóa miễn kiểm, kiểm tra giảm quyết định bởi các đơn vị chuyên môn của bộ, ngành chưa có cơ chế và đồng bộ kịp thời về Cơ chế một cửa quốc gia dẫn đến công tác xử lý hồ sơ bị chậm; trong khi hoàn toàn có thể thực hiện đẩy nhanh quá trình này khi trao đổi thông tin giữa Cơ chế một cửa quốc gia và các hệ thống liên quan được thông suốt, đúng quy chuẩn. Chính hạn chế trong quá trình trao đổi dữ liệu dẫn tới việc khai thác, phân tích dữ liệu chưa hiệu quả, do đó chưa hỗ trợ được công tác chỉ đạo điều hành, phát hiện các điểm nghẽn về chính sách để có phương án xử lý.

- Chưa chuẩn hoá, hệ thống dữ liệu phân tán và thiết lập bộ dữ liệu thương mại dùng chung qua Cơ chế một cửa quốc gia dẫn đến việc tích hợp thông tin liên quan đến doanh nghiệp, công tác XNK bị hạn chế; đồng thời kéo theo khả năng sẵn sàng mở rộng nhu cầu tích hợp giữa Cơ chế một cửa quốc gia với các hệ thống thương mại quốc tế cũng bị hạn chế.

- Chưa triển khai hệ thống giám sát, đo lường hiệu quả; không có công cụ trực quan (dashboard). Đặc biệt hệ thống đo lường hiệu quả là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như xác định các “điểm yếu” để sẵn sàng phương án xử lý, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống.

- Công tác đảm bảo vận hành, dịch vụ hỗ trợ hạn chế.

- Hạ tầng đầu tư chậm, chưa đảm bảo kể cả tại Tổng cục Hải quan và tại các bộ ngành, ảnh hưởng tới kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đã đề ra.

Do vậy, bài toán đặt ra cho việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia trong giai đoạn tới đó là tiếp tục hoàn thiện tiến trình chuyển đổi số để xử lý các tồn tại hạn chế nêu trên.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Chuyển đổi số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển đổi số
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số quốc gia là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan điểm chỉ đạo về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phấn đấu đến 2025, 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tuyên truyền, truyền thông sử dụng các nền tảng số y tế trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030?
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển đổi số phần mềm ứng dụng trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 có kết quả như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển đổi số về hạ tầng kỹ thuật trong thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 có kết quả như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định xu thế triển khai chuyển đổi số của Hải quan các nước trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Những lợi ích mang lại của chuyển đổi số đối với ngành Hải quan trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020?
Hỏi đáp pháp luật
Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 có quan điểm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển đổi số
453 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyển đổi số
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào