Tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu từ thời điểm nào?

Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là khi nào? Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu gồm gì? Biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là gì?

Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là khi nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:

- Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày cá nhân thực hiện xong hành vi gian dối; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ quan dự bị.

- Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân không nhận, không chấp hành hoặc chống đối thực hiện lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

- Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tổ chức, cá nhân báo cáo theo quy định.

- Hành vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

- Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

- Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là khi nào?

Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là khi nào? (Hình từ Internet)

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu gồm gì?

Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:

- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

- Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

+ Trục xuất đối với người nước ngoài.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này thì được coi là tình tiết tăng nặng.

Biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là gì?

Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:

- Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quốc phòng gồm:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép;

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

+ Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, đăng ký tạm vắng;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự;

+ Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định;

+ Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc;

+ Buộc tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ làm việc;

+ Buộc thực hiện quyết định hoặc lệnh huy động phương tiện kỹ thuật dự bị;

+ Buộc thu hồi sản phẩm không bảo đảm chất lượng;

+ Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật;

+ Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ;

+ Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ;

+ Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

- Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cơ yếu gồm:

+ Buộc giao sản phẩm mật mã cho người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý;

+ Buộc bố trí sản phẩm mật mã theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Buộc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Cơ yếu để bảo đảm an toàn, bí mật các thông tin bí mật nhà nước truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.

Trâm trọng!

Vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ ngày 20/5/2024 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không phải lập biên bản khi bị phạt vi phạm hành chính? Trường hợp nào phải lập biên bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật đời tư của người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người vi phạm hành chính chết thì có cần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công khai người vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiểu thế nào về vi phạm hành chính nhiều lần? Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi chở hàng vượt quá chiều cao theo Nghị định 100 bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Tạ Thị Thanh Thảo
828 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào