Để thực hiện Đề án Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 thì tổ chức các hoạt động truyền thông như thế nào?

Tổ chức các hoạt động truyền thông để thực hiện Đề án Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 như thế nào? Kinh phí thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”? Câu hỏi của Chị Linh (Hà Nội)

Tổ chức các hoạt động truyền thông để thực hiện Đề án Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 như thế nào?

Tại Tiểu mục 7 Mục II Điều 1 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định tổ chức các hoạt động truyền thông để thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:

- Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam:

+ Truyền thông về lợi ích tham gia đề án, góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về mô hình tham gia trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài, coi đây là một kênh xuất khẩu, quảng bá sản phẩm và thương hiệu một cách hiệu quả;

+ Truyền tải thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp về các tiêu chuẩn tham gia và quy trình cung ứng hàng hóa cho các mạng phân phối nước ngoài;

+ Truyền thông về những hoạt động của Đề án hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các nhà phân phối, người tiêu dùng nước ngoài;

- Truyền thông về kinh nghiệm trong việc đưa hàng vào mạng phân phối nước ngoài:

Kinh nghiệm thành công của những điển hình doanh nghiệp đã tham gia đề án trong việc đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phát triển các dịch vụ phục vụ khách hàng, từ đó nâng cao doanh số bán hàng trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

- Truyền thông xuất khẩu tới người mua hàng nước ngoài:

Truyền thông ra nước ngoài về hình ảnh Việt Nam là nguồn cung ứng chất lượng và đáng tin cậy... Thông qua hoạt động tuyên truyền xuất khẩu để khách hàng thấy rõ năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của các ngành sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam.

- Sử dụng các công cụ truyền thông đa phương tiện, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá trực tiếp đến khách hàng.

Để thực hiện Đề án Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 thì tổ chức các hoạt động truyền thông như thế nào?

Để thực hiện Đề án Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 thì tổ chức các hoạt động truyền thông như thế nào? (Hình từ Internet)

Kinh phí thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như thế nào?

Tại Điều 2 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định kinh phí thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:

- Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

- Từ nguồn đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;

- Từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”?

Tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án đến các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và chỉ đạo, đôn đốc thực hiện;

- Tăng cường chỉ đạo các Cơ quan Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối và xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài;

- Cuối năm 2025, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá giữa kỳ việc triển khai Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những điều chỉnh cần thiết cho giai đoạn sau. Cuối năm 2030, tiến hành đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện Đề án.

Trân trọng!

Hỗ trợ doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỗ trợ doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Để được công nhận cá nhân tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số cần có điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí công nhân tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất ,chất lượng sản phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nguyên tắc làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, yêu cầu với hồ sơ tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc phê duyệt kết quả tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc nộp hồ sơ đánh giá thực hiện nhiệm vụ ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nguyên tắc đánh giá của Hội đồng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc tổ chức thực hiện của Bộ Khoa học và Công nghệ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỗ trợ doanh nghiệp
266 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào