Tiêu chuẩn của Ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở như thế nào?

Ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có tiêu chuẩn như thế nào? Tiêu chuẩn của Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở như thế nào? Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành trong ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc liên đoàn lao động cấp tỉnh ra sao? Câu hỏi của anh Lâm (Bình Phước)

Ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có tiêu chuẩn như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 Ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn như sau:

- Hiểu biết sâu về lĩnh vực ngành, nghề, tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; có uy tín, được đông đảo đoàn viên, người lao động tín nhiệm; có khả năng vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương, ngành, đơn vị và của tổ chức công đoàn để đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Đối với ủy viên ban thường vụ (nếu có) cần đáp ứng thêm tiêu chuẩn về nghiệp vụ, tay nghề chuyên môn nổi trội; có khả năng tổ chức điều hành hoạt động của công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Về độ tuổi: Đối với nhân sự là cán bộ công đoàn chuyên trách, nhân sự tại cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng yêu cầu về tuổi bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn. Nhân sự tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng đảm bảo tại thời điểm giới thiệu ứng cử lần đầu tối đa không quá 70 tuổi đối với nam và 65 tuổi đối với nữ.

Tiêu chuẩn của Ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở như thế nào?

Tiêu chuẩn của Ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 6 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở phải có tiêu chuẩn như sau:

- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn: Nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của ban chấp hành.

- Có khả năng cụ thể hóa chương trình, nghị quyết, kế hoạch của công đoàn cấp trên để triển khai thực hiện tại cơ sở; có năng lực tập hợp, thu hút người lao động.

- Có kỹ năng đối thoại, thương lượng; có bản lĩnh, hiểu biết đặc điểm tình hình của đơn vị, doanh nghiệp, có khả năng phối hợp tốt với người sử dụng lao động trong tổ chức triển khai các hoạt động của công đoàn cơ sở;

- Đã tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí cán bộ tổ công đoàn trở lên hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở là cán bộ công đoàn chuyên trách phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên.

Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành trong ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc liên đoàn lao động cấp tỉnh ra sao?

Tại Khoản 8 Điều 5 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành trong ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc liên đoàn lao động cấp tỉnh như sau:

8. Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc liên đoàn lao động cấp tỉnh, ngành trung ương vận dụng theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều này và đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành trong ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc liên đoàn lao động cấp tỉnh do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trân trọng!

Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn cơ sở
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở hàng tháng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng chuẩn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng ủy đơn vị sự nghiệp có được phép yêu cầu họp làm việc với công đoàn cơ sở hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn cơ sở được thành lập tại các đơn vị sử dụng lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc chung của công tác kế toán tại công đoàn cơ sở là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban chấp hành công đoàn cơ sở thiếu thành viên thì có thể chọn người không trúng cử bổ sung vào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng là bao nhiêu phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công đoàn cơ sở được hưởng phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn cơ sở
Tạ Thị Thanh Thảo
8,027 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn cơ sở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào