Tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quản lý như thế nào?

Quản lý tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như thế nào? Quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào? Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như thế nào? Nhờ tư vấn giúp tôi theo quy định mới nhất của luật. Câu hỏi của chị Hằng (Yên Bái)

Quản lý tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 67/2022/TT-BTC quy định quản lý tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp phải lập hồ sơ tài sản cố định được hình thành từ nguồn Quỹ để theo dõi quản lý theo quy định pháp luật và không được tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm các trường hợp sau:

+ Tài sản cố định hình thành để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

+ Mua máy móc, thiết bị có kèm theo các đối tượng chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ;

+ Mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 02 năm (năm 2022 và năm 2023) theo nội dung nêu tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Các tài sản cố định đã được đầu tư từ nguồn Quỹ, nếu doanh nghiệp có thực hiện sửa chữa, nâng cấp thì tiếp tục sử dụng nguồn Quỹ của doanh nghiệp để chi trả.

- Trường hợp tài sản cố định đã được hình thành từ nguồn Quỹ để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa hết hao mòn, nếu chuyển giao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phần giá trị còn lại của tài sản cố định tính vào thu nhập khác và phần giá trị còn lại của tài sản cố định đó được trích khấu hao, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp tài sản cố định đã được hình thành từ nguồn Quỹ chưa hết hao mòn vừa dùng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đồng thời dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiếp tục theo dõi quản lý theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và không phải tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp tài sản cố định được hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, sau đó được chuyển giao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giá trị của tài sản cố định tính vào thu nhập khác và giá trị của tài sản cố định đó được trích khấu hao, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp tài sản cố định được mua từ nguồn Quỹ có thực hiện điều chuyển tài sản này, thì doanh nghiệp phải xác định giá trị còn lại để điều chỉnh tăng, giảm nguồn Quỹ khi điều chuyển tài sản.

- Đối với tài sản cố định đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang dùng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, doanh nghiệp xác định giá trị còn lại của tài sản cố định để chi mua tài sản cố định từ nguồn Quỹ và theo dõi tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Các trường hợp thanh lý tài sản phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.

- Các tài sản khác, doanh nghiệp phải tổ chức quản lý theo dõi theo quy định, đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

Tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quản lý như thế nào?

Tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào?

Tại Điều 6 Thông tư 67/2022/TT-BTC quy định quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức lại doanh nghiệp mà dẫn tới hình thành một doanh nghiệp mới theo quy định pháp luật Việt Nam thì doanh nghiệp mới thành lập được kế thừa và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng Quỹ của doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp trước khi tổ chức lại doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức lại doanh nghiệp không thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này thì doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp sau khi tổ chức lại doanh nghiệp được kế thừa và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng Quỹ của doanh nghiệp trước khi tổ chức lại doanh nghiệp. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do (các) doanh nghiệp quyết định và thông báo với cơ quan thuế.

Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 67/2022/TT-BTC quy định báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:

- Hằng năm, doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

- Trường hợp các doanh nghiệp có sự điều chuyển nguồn giữa các Quỹ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp nhận điều chuyển phải báo cáo tình hình nhận điều chuyển và sử dụng số tiền Quỹ được điều chuyển.

- Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ được gửi đến cho các cơ quan theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Thời hạn nộp báo cáo cùng thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm của doanh nghiệp.

Trân trọng!

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Hỏi đáp Pháp luật
Không đăng ký hoạt động khi thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung hoạt động đầu tư của quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp bao gồm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được trích lập như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quản lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
3,814 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào