Chủ phương tiện giao thông đường bộ có trách nhiệm gì trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?

Trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?

Trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?

Theo Điều 21 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng như sau:

1. Phối hợp, hướng dẫn nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến hoạt động thanh toán dịch vụ thu phí điện tử không dừng.
2. Phối hợp, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến liên thông tài khoản và xử lý lãi phát sinh trên các tài khoản liên quan đến hoạt động thu phí điện tử không dừng theo quy định của pháp luật.

Chủ phương tiện giao thông đường bộ trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến hoạt động thanh toán dịch vụ thu phí điện tử không dừng và các vấn đề liên quan đến liên thông tài khoản và xử lý lãi phát sinh trên các tài khoản liên quan đến hoạt động thu phí điện tử không dừng.

Chủ phương tiện giao thông đường bộ có trách nhiệm gì trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?

Căn cứ Điều 22 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng như sau:

1. Thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho phương tiện giao thông đường bộ tại lần kiểm định gần nhất hoặc trước khi đến hạn kiểm định hoặc khi qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ lần đầu hoặc ngay khi thẻ đầu cuối bị mất, hỏng. Chi trả tiền gắn thẻ đầu cuối cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quyết định này.
2. Không được phá hủy, làm giả, can thiệp vào nội dung thẻ đầu cuối, chuyển thẻ đầu cuối từ phương tiện giao thông đường bộ này sang phương tiện giao thông đường bộ khác.
3. Cung cấp thông tin để mở tài khoản thu phí, khai báo và sửa đổi thông tin tài khoản khi có thay đổi; cung cấp các thông tin cần thiết để nhà cung cấp dịch vụ thu phí hoàn trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ vào tài khoản thu phí khi cần thiết.
4. Thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định.
5. Chấp hành các hướng dẫn về giao thông khi lưu thông qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
6. Thông báo, kê khai khi phương tiện sử dụng loại vé phí dịch vụ sử dụng đường bộ toàn quốc cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để thực hiện việc cập nhật trong toàn bộ hệ thống thu phí điện tử không dừng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có trách nhiệm:

- Thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho phương tiện giao thông đường bộ tại lần kiểm định gần nhất hoặc trước khi đến hạn kiểm định hoặc khi qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ lần đầu hoặc ngay khi thẻ đầu cuối bị mất, hỏng.

- Không được phá hủy, làm giả, can thiệp vào nội dung thẻ đầu cuối, chuyển thẻ đầu cuối từ phương tiện giao thông đường bộ này sang phương tiện giao thông đường bộ khác.

- Cung cấp thông tin để mở tài khoản thu phí, khai báo và sửa đổi thông tin tài khoản khi có thay đổi; cung cấp các thông tin cần thiết để nhà cung cấp dịch vụ thu phí hoàn trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ vào tài khoản thu phí khi cần thiết.

- Thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ.

- Chấp hành các hướng dẫn về giao thông khi lưu thông qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.

- Thông báo, kê khai khi phương tiện sử dụng loại vé phí dịch vụ sử dụng đường bộ toàn quốc cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để thực hiện việc cập nhật trong toàn bộ hệ thống thu phí điện tử không dừng.

Trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?

Tại Điều 23 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng như sau:

Xác định nguồn vốn triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các dự án cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có trách nhiệm xác định nguồn vốn triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các dự án cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?

Theo Điều 24 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng như sau:

1. Triển khai thực hiện đồng bộ việc thu phí điện tử không dừng, đảm bảo kết nối liên thông và đúng tiến độ.
2. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Giao thông vận tải: Tổ chức lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí để thực hiện việc thu phí điện tử không dừng đảm bảo thống nhất, hiệu quả.
3. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Nếu việc tự tổ chức thực hiện hệ thống thu phí điện tử không dừng riêng không khả thi thì lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí đã được Bộ Giao thông vận tải lựa chọn để thực hiện việc thu phí điện tử không dừng cho các trạm thu phí do mình quản lý, đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và kết nối liên thông trong toàn hệ thống thu phí điện tử không dừng.
4. Chủ trì, phối hợp với nhà đầu tư điều chỉnh hợp đồng dự án để thực hiện thu phí điện tử không dừng.
5. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các nội dung phát sinh theo thẩm quyền.
6. Quyết định việc nhà đầu tư tự thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thiết bị thu phí điện tử không dừng tại trạm thu phí đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, hiệu quả, thống nhất, kết nối liên thông đồng bộ theo quy định.
7. Quyết định, thỏa thuận các chi phí tại Điều 13 và Điều 15 của Quyết định này.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi triển khai công tác thu phí hoàn vốn các dự án đường bộ có thu phí trên địa bàn.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có trách nhiệm:

- Triển khai thực hiện đồng bộ việc thu phí điện tử không dừng, đảm bảo kết nối liên thông và đúng tiến độ. Tổ chức lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí để thực hiện việc thu phí điện tử không dừng đảm bảo thống nhất, hiệu quả.

- Nếu việc tự tổ chức thực hiện hệ thống thu phí điện tử không dừng riêng không khả thi thì lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí đã được Bộ Giao thông vận tải lựa chọn để thực hiện việc thu phí điện tử không dừng cho các trạm thu phí do mình quản lý, đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và kết nối liên thông trong toàn hệ thống thu phí điện tử không dừng. Chủ trì, phối hợp với nhà đầu tư điều chỉnh hợp đồng dự án để thực hiện thu phí điện tử không dừng. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các nội dung phát sinh theo thẩm quyền.

- Quyết định việc nhà đầu tư tự thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thiết bị thu phí điện tử không dừng tại trạm thu phí đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, hiệu quả, thống nhất, kết nối liên thông đồng bộ. Quyết định, thỏa thuận các chi phí. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi triển khai công tác thu phí hoàn vốn các dự án đường bộ có thu phí trên địa bàn.

Trân trọng!

Trần Thúy Nhàn

Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ phương tiện giao thông đường bộ có trách nhiệm gì trong thực hiện quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
552 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào