Có bị xử phạt hành chính khi bơm nước vào gia súc trước khi mổ không?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Nhà tôi có chăn nuôi gia súc chỉ là ngày 20/11 tôi phải mổ heo để xóm tôi cúng nhưng heo chưa đạt đủ trọng lượng để mổ. Tôi tính bơm nước vào để tăng trọng lượng cho heo rồi giết mổ. Cho tôi hỏi với hành vi này có bị xử phạt không?

Bơm nước vào gia súc trước khi mổ có bị xử phạt hành chính không?

Tại khoản 10 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi như sau:

10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.

Theo khoản 4, 5 và 6 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn như sau:

4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ được coi là một hành vi gian lận thương mại và đây là một hành vi bị cấm. Bạn muốn bơm nước vào người những con heo mà bạn chuẩn bị giết mổ để cho đủ trọng lượng thì bạn vi phạm pháp luật.

Số tiền để xử phạt hành vi này sẽ phụ thuộc vào tổng khối lượng động vật vi phạm là bao nhiêu, có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng và buộc phải xử lý nhiệt đối với những con heo mà bạn đã bơm nước.

Có bị xử phạt hành chính khi bơm nước vào gia súc trước khi mổ không?

Có bị xử phạt hành chính khi bơm nước vào gia súc trước khi mổ không? (Hình từ Internet)

Có được chăn thả gia súc trên đường không?

Tại khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các hoạt động khác trên đường bộ như sau:

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Theo quy định trên người chăn nuôi gia súc không được chăn thả gia súc trên đường vì đây là hành vi gây cản trở giao thông. Nếu người chăn nuôi gia súc vẫn chăn thả gia súc của mình trên đường thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống gia súc như thế nào?

Theo Điều 14 Luật Chăn nuôi 2018 quy định thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi như sau:

Thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi
1. Tổ chức, cá nhân thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bao gồm:
a) Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen giống vật nuôi;
b) Đánh giá nguồn gen giống vật nuôi theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen giống vật nuôi;
d) Bảo vệ và duy trì nguồn gen giống vật nuôi;
đ) Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi.
3. Phương thức bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Chính phủ quy định việc thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi phải tuân thủ quy định của pháp luật.

- Nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bao gồm:

+ Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen giống vật nuôi; Đánh giá nguồn gen giống vật nuôi theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen giống vật nuôi; Bảo vệ và duy trì nguồn gen giống vật nuôi; Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi.

- Phương thức bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Chính phủ quy định việc thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là bóc lột trẻ em? Ép buộc trẻ em làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi cố ý gây chấn thương cho người khác khi tham gia thi đấu thể thao bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2024 là những tình tiết nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được áp dụng biện pháp nhắc nhở khi xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc giả là gì? Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán thuốc giả có bị công khai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con phải đi ăn xin ngoài đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp được giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chết thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài quá hạn visa một ngày bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
776 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào