Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí các ngành kinh tế Việt Nam trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông?

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về địa lí các ngành kinh tế Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về các vùng kinh tế Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? Mẫu Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá trung học phổ thông như thế nào? 

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về địa lí các ngành kinh tế Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định kiến thức môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:

STT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


7

Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Phân tích được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.

- Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta.

- Nêu và đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay.

- Vẽ được biểu đồ, phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Khái quát được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nông thôn mới.

- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta.

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu,...

- Nêu được xu hướng phát triển trong nông nghiệp nước ta.

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp.

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu,...

- Trình bày được vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thuỷ sản.

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu,...

- Vẽ được biểu đồ, nhận xét, giải thích về tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.



Vấn đề phát triển công nghiệp

- Trình bày và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.

- Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một trong số các ngành công nghiệp sau: Khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép,...

- Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam: khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp.

- Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.



Vấn đề phát triển dịch vụ

- Khái quát được vai trò; phân tích được các nhân tố ảnh hưởng của các ngành dịch vụ.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch ở Việt Nam.

- Phân tích được sự phân hoá lãnh thổ du lịch (các trung tâm, vùng du lịch), du lịch với sự phát triển bền vững.

- Tìm hiểu thực tế, viết được đoạn văn ngắn giới thiệu, quảng bá về một số hoạt động và sản phẩm dịch vụ độc đáo của địa phương, nhất là về du lịch.



Sau khi học xong khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về địa lí các ngành kinh tế Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì học sinh cần hiểu và đạt các yêu cầu được đặt ra đối với bộ môn này theo quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT.

Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí các ngành kinh tế Việt Nam trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông?

Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí các ngành kinh tế Việt Nam trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông? (Hình từ Internet)

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về các vùng kinh tế Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông như sau:

STT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


8

Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.

- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.

- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.

Phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Phân tích được một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của vùng: Vấn đề phát triển công nghiệp, vấn đề phát triển dịch vụ.

- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về các thế mạnh của vùng.



Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với việc hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng.

- Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng.

- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và hạn chế của vùng.



Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của vùng.

- Trình bày được việc phát triển các ngành kinh tế biển và nêu được hướng phát triển kinh tế biển của vùng.

- Liên hệ được phát triển kinh tế biển với quốc phòng an ninh.



Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng: phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, phát triển thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bôxit, phát triển du lịch.

- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.



Phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Nam Bộ

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Sử dụng được bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các thế mạnh và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản..

- Trình bày được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.



Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tư liệu, trình bày được vai trò, các thế mạnh, tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, du lịch của vùng.

- Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của vùng.

- Thu thập được tài liệu và viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp ứng phó.

- Vẽ được biểu đồ kinh tế - xã hội, nhận xét và giải thích.



Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

- Phân tích được đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

- Sử dụng số liệu, bản đồ và các nguồn tài liệu khác, nhận xét và giải thích được những vấn đề liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm: quá trình hình thành và phát triển, các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích được nội dung liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm.



Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

- Trình bày được khái quát về Biển Đông.

- Trình bày được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta.

- Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

- Sử dụng được bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo.

- Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước; trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông.

- Thu thập được tài liệu, tranh ảnh, video,... để viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.



Sau khi hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về các vùng kinh tế Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì học sinh cần hiểu và đạt các yêu cầu được đặt ra đối với về các vùng kinh tế Việt Nam theo quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT.

Mẫu Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá trung học phổ thông như thế nào?

Theo Phụ lục II Mẫu Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT như sau:

Mặt trước

Mặt sau
Ghi chú:
(*) Tên cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
(1) Ghi họ tên của người được cấp giấy chứng nhận theo giấy khai sinh.
(2) Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 04 chữ số (Ví dụ: 07/02/2005).
(3) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo giấy khai sinh.
(4) Ghi “Nam” hoặc “Nữ” theo giấy khai sinh.
(5) Ghi theo giấy khai sinh.
(6) Ghi các môn học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo nhóm ngành, nghề của giáo dục nghề nghiệp.
(7) Ghi tên cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy kiến thức văn hóa cấp trung học phổ thông.
(8) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy đặt trụ sở chính.
(9) Ghi ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận.
(10) Thủ trưởng cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.
(11) Do cơ quan in phôi ghi.
(12) Do cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy ghi vào sổ gốc cấp giấy chứng nhận.

Mẫu Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá trung học phổ thông sẽ tuân theo quy định về bố cục và nội dung như quy định trên.

Trân trọng!

Trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trung học phổ thông
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào có bằng tốt nghiệp THPT chính thức năm 2024? Mất bằng tốt nghiệp THPT có xin cấp lại được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi cuối kì 2 năm 2024? Lớp 12 có thi cuối kì 2 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đề thi kèm đáp án Ngữ Văn 10 giữa kỳ 2 năm 2024 tải nhiều nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Để đạt học sinh giỏi cấp 3 cần đáp ứng những điều kiện gì trong năm học 2023-2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn giáo dục kinh tế và pháp luật là môn gì? Học những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức giáo vụ trường trung học phổ thông chuyên năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có được xin cấp lại bảng gốc khi bị mất học bạ THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm thi dưới 3,5 có phải thi lại không? Thi lại bao nhiêu điểm thì mới được lên lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển lớp THPT mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trung học phổ thông
Tạ Thị Thanh Thảo
1,504 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trung học phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào