Có được làm Tổ trưởng tổ dân phố nếu đã tạm trú ở địa phương hơn 5 năm?

Chào ban biên tập, tôi năm nay 40 tuổi có trình độ văn hóa 12/12, tôi đã tạm trú tại địa phương được hơn 5 năm và đã có sổ tạm trú. Hiện nay, tại khu phố tôi đang bầu Tổ trưởng tổ dân phố, tôi có ý định ứng cử. Ban biên tập cho tôi hỏi, trường hợp tôi tạm trú ở địa phương hơn 5 năm có được làm Tổ trưởng tổ dân phố không? Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ bao lâu? Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Tạm trú ở địa phương hơn 5 năm có được làm Tổ trưởng tổ dân phố không?

Tại Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn Tổ trưởng tổ dân phố như sau:

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp bạn tạm trú hơn 5 năm tại địa phương đồng thời bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện còn lại nêu trên thì bạn có thể ứng cử để làm Tổ trưởng tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

Có được làm Tổ trưởng tổ dân phố nếu đã tạm trú ở địa phương hơn 5 năm?

Có được làm Tổ trưởng tổ dân phố nếu đã tạm trú ở địa phương hơn 5 năm? (Hình từ Internet)

Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ bao lâu?

Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định về nhiệm kỳ của Tổ trưởng tổ dân phố như sau:

2. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Theo đó, nhiệm kỳ của Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng tổ dân phố là gì?

Tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng tổ dân phố như sau:

1. Nhiệm vụ:
a) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
d) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
e) Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
2. Quyền hạn:
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Trên đây là quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng tổ dân phố.

Trân trọng!

Tổ trưởng tổ dân phố
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ trưởng tổ dân phố
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ trưởng tổ dân phố có quyền kiểm tra cư trú không? Trường hợp nào cơ quan đã đăng ký tạm trú ra quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú?
Hỏi đáp pháp luật
Có được làm Tổ trưởng tổ dân phố nếu đã tạm trú ở địa phương hơn 5 năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ trưởng tổ dân phố
Nguyễn Hữu Vi
799 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ trưởng tổ dân phố
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào