Tác phẩm mỹ thuật được trưng bày triển lãm tại quốc tế thì tác giả được trả nhuận bút bao nhiêu?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi là họa sĩ và tác phẩm của tôi được trưng bày triển lãm tại quốc tế. Tôi thắc mắc là tôi được nhận nhuận bút như thế nào? Còn trường hợp tôi nhận vẽ một tác phẩm có giá thành 50.000.000 đồng thì tôi sẽ được nhận nhuận bút là bao nhiêu? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Tác giả của tác phẩm mỹ thuật được trưng bày triển lãm tại quốc tế được trả nhuận bút bao nhiêu?

Tại Điều 8 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được sử dụng để trưng bày, triển lãm như sau:

1. Bên sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
2. Trường hợp sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trong các hoạt động từ thiện, liên hoan, giao lưu hoặc các hoạt động khác không mang tính thương mại, mức nhuận bút do bên sử dụng thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở như sau:

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, theo quy định trên bạn là tác giả của tác phẩm mỹ thuật được trưng bày, triển lãm tại quốc tế thì nhuận bút bạn nhận được là 1,00 – 1,80 mức lương cơ sở (tức là bạn sẽ nhận 1.490.000 đồng đến 2.682.000 đồng).

Tuy nhiên, nếu như tác phẩm mỹ thuật của bạn được trưng bày, triển lãm trong các hoạt động từ thiện, liên hoan, giao lưu hoặc các hoạt động khác không mang tính thương mại thì mức nhuận bút sẽ do bạn và bên sử dụng tác phẩm thỏa thuận.

Tác giả vẽ tác phẩm mỹ thuật có giá thành 50.000.000 đồng được nhận nhuận bút bao nhiêu phần trăm?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật như sau:

1. Bên sử dụng tác phẩm mẫu thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mức nhuận bút theo tỉ lệ phần trăm (%) giá thành tác phẩm, không quá các mức được quy định như sau:
a) Đối với tác phẩm có giá thành đến 10.000 triệu đồng
Xem thêm tại: Nghị định 21/2015/NĐ-CP.
b) Đối với tác phẩm có giá thành trên 10.000 triệu đồng, nhuận bút được tính bằng mức nhuận bút của tác phẩm có giá thành 10.000 triệu đồng và 1% của phần giá thành tác phẩm vượt quá 10.000 triệu đồng.

Do đó, theo quy định trên khi bạn nhận vẽ cho tác phẩm mỹ thuật có giá thành là 50.000.000 đồng thì mức nhuận bút bạn nhận được là 24 – 23% so với giá thành tác phẩm đấy, mức nhuận bút bạn nhận được sẽ là 12.000.000 đồng đến 11.500.000 đồng.

Nguyên tắc trả nhuận bút được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao như sau:

1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là 06 nguyên tắc trả nhuận bút mà pháp luật quy định.

Trân trọng!

Tác phẩm mỹ thuật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tác phẩm mỹ thuật
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân, tổ chức muốn tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật thì phải thông báo đến cơ quan nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm mỹ thuật được trưng bày triển lãm tại quốc tế thì tác giả được trả nhuận bút bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tác phẩm mỹ thuật
542 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tác phẩm mỹ thuật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào