Tại TP. Hồ Chí Minh, việc kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào? Công tác tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do TP.Hồ Chí Minh như thế nào? Câu hỏi của anh Chiến (Ninh Thuận)

Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Tại Tiểu mục V Mục C Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:

- Thanh tra Thành phố xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nội dung, lĩnh vực, công trình trọng điểm theo chủ trương của Trung ương và của Thành phố nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ quy định và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cụ thể cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Quản lý, sử dụng đất đai;

+ Tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công;

+ Quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó chú trọng việc mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; trang thiết bị làm việc; trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ hoạt động của các cơ sở y tế do ngân sách nhà nước cấp kinh phí;

+ Thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

+ Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

+ Quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên, khoáng sản.

+ Thanh tra Thành phố tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị cấp dưới trực thuộc. Đối với những vi phạm được phát hiện trong công tác kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.

Tại TP. Hồ Chí Minh, việc kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Tại TP. Hồ Chí Minh, việc kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào? (Hình từ Internet)

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Tiểu mục VI Mục C Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:

- Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính của các cấp, các ngành gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực; thực hiện có hiệu quả hiện đại hóa quản lý hành chính nhà nước thông qua việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng thông tin điện tử hành chính trên Internet; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến để vừa rút ngắn thời gian thực hiện, giảm chi phí hành chính của người dân và doanh nghiệp.

- Triển khai có hiệu quả pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với công tác phòng chống tham nhũng; chú trọng đề ra các biện pháp cụ thể để siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; tăng cường các hình thức tiếp nhận thông tin phát hiện lãng phí và nghiêm túc xử lý các thông tin phát hiện lãng phí theo quy định.

- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc thông qua việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, hoàn thiện, kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành nội bộ đảm bảo thông suốt từ Thành phố đến phường, xã - thị trấn trong việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử; chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và chứng thực điện tử; tăng cường hình thức họp trực tuyến; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng việc thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, bãi bỏ các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết, gây trở ngại cho hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Tăng cường phối hợp triển khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể để thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan truyền thông, báo chí để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tập trung vào giới thiệu những gương điển hình trong tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phản ánh tình trạng lãng phí nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Công tác tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do TP.Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Mục D Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:

- Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện căn cứ Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí này, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngành mình, cấp mình. Căn cứ Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngành mình, cấp mình và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 về quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; các Sở, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 theo quy định.

Tổng Giám đốc (Giám đốc) các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Thành phố chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố và gửi về Sở Tài chính để theo dõi chung, trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra trong năm 2022.

- Các Sở, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình theo hướng dẫn tại Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính; đồng thời, tổng hợp kết quả đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính vào báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí hàng năm; gửi Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 01 năm 2023 để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Tài chính theo thời gian quy định.

- Giao Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố và tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

- Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

Chống lãng phí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chống lãng phí
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, việc kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chống lãng phí
370 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chống lãng phí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào