Lời khai nhận tội của bị can có được coi là chứng cứ để buộc tội không?

Chào anh chị Luật sư. Hôm qua, con tôi bị công an tạm giữ để điều tra về gây rối trật tự công cộng, cụ thể là việc đua xe. Tôi nghe nói khi lấy lời khai thì con tôi đã khai nhận mình là chủ mưu kêu gọi đua xe trái phép, tuy nhiên, tôi lo rằng cháu đã bị ép và có thể bị ngồi tù. Vậy lời khai nhận tội của con tôi như vậy có được coi là chứng cứ buộc tội không?

Lời khai nhận tội của bị can có được coi là chứng cứ để buộc tội không?

Tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nguồn chứng cứ, theo đó:

Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Theo Điều 98 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định lời khai của bị can, bị cáo, cụ thể như sau:

Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Lời nhận tội của con bạn có thể được xem là chứng cứ khi phù hợp với những chứng cứ khác và không được dùng làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Lời khai nhận tội của bị can có được coi là chứng cứ để buộc tội không?

Lời khai nhận tội của bị can có được coi là chứng cứ để buộc tội không? (Hình từ Internet)

Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi tối đa bao nhiêu lần trong ngày?

Theo Điều 421 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất, theo đó:

Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
c) Ngăn chặn người khác phạm tội;
d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

Căn cứ quy định này thì thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi sẽ không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, nếu thuộc các trường hợp nêu trên sẽ có thể kéo dài thời gian hỏi cung.

Có được lấy lời khai người đại diện pháp luật của pháp nhân vào ban đêm không?

Căn cứ Điều 442 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:

Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
1. Việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải do Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện tại nơi tiến hành điều tra, tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc tại trụ sở của pháp nhân. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm lấy lời khai. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc lấy lời khai.
2. Trước khi tiến hành lấy lời khai lần đầu, Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết rõ quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 435 của Bộ luật này và phải ghi vào biên bản. Có thể cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tự viết lời khai của mình.
3. Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm.
4. Kiểm sát viên lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp người này không thừa nhận hành vi phạm tội của pháp nhân, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
Việc Kiểm sát viên lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng được tiến hành theo quy định tại Điều này.
5. Việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của người đại diện, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
6. Biên bản lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Theo đó, khi cán bộ điều tra được cử đi lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ không được phép lấy lời khai vào ban đêm.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

Chứng cứ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng cứ
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được thu thập từ các nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung cư mini có được quy định theo pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
File ghi âm có được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự?
Hỏi đáp pháp luật
Lời khai nhận tội của bị can có được coi là chứng cứ để buộc tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Chứng cứ trong tố tụng dân sự cần đáp ứng những điều kiện nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải gửi cho đương sự khác về tài liệu, chứng cứ liên quan đến đời tư cá nhân của mình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng cứ
2235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng cứ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào