Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa? Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa?

Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 21/2022/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Đầu tư phát triển giao thông đường thủy nội địa
a) Được tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm kết nối thuận lợi, hiệu quả đến các phương thức vận tải khác, đặc biệt là với hệ thống cảng biển;
b) Ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải chính theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát và quy hoạch các bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác vào quy hoạch của địa phương, để đảm bảo việc đầu tư mới các bến khách này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư công năm 2020 trong trường hợp sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư.
2. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng huy động các nguồn lực, đảm bảo đáp ứng yêu cầu năm sau cao hơn năm trước, với mục tiêu đến năm 2030 đáp ứng đủ nhu cầu vốn theo kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
a) Ưu tiên bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa;
b) Sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư, gồm: cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng.

Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa được quy định thành 3 mục là đầu tư phát triển giao thông đường thủy nội địa; Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; Ứng dụng công nghệ thông tin.

Giao thông vận tải đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa?

Theo Điều 4 Quyết định 21/2022/QĐ-TTg quy định tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện Quyết định này với chu kỳ hàng năm và tổng kết sau 5 năm;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn ngân sách để thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa quy định tại Quyết định này;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa quy định tại Quyết định này;
d) Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bộ Tài chính
Chủ trì, bố trí kinh phí sự nghiệp cho công tác bảo trì đường thủy nội địa thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương hàng năm theo quy định tại Quyết định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa quy định tại Quyết định này;
b) Chủ trì, bố trí vốn đầu tư phát triển để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất, mặt nước cho các dự án đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghiên cứu hướng dẫn các địa phương có quy định cụ thể các điều kiện để đầu tư, xây dựng các kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa ở ngoài để được hoạt động hiệu quả trong mùa mưa lũ.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong công tác thông tin truyền thông để khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đóng mới phương tiện thủy nội địa, trang bị thiết bị xếp, dỡ hàng hóa, góp phần thúc đẩy vận tải đường thủy nội địa phát triển.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường bố trí quỹ đất, mặt nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, cảng thủy nội địa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương;
b) Chủ trì, bố trí ngân sách địa phương để phát triển giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý;
c) Ưu tiên bố trí đất xây dựng cảng thủy nội địa khai thác hàng công-ten-nơ ở phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa sẽ do các Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa?

Tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 21/2022/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện Quyết định này với chu kỳ hàng năm và tổng kết sau 5 năm;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn ngân sách để thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa quy định tại Quyết định này;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa quy định tại Quyết định này;
d) Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện Quyết định này với chu kỳ hàng năm và tổng kết sau 5 năm; Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn ngân sách để thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa; Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa; Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trân trọng!

Giao thông vận tải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông vận tải
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục làm thẻ xe buýt miễn phí online tại thành phố Hà Nội thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe trung chuyển là gì? Có được sử dụng xe có phù hiệu xe trung chuyển để kinh doanh vận tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Vé xe khách có được xem là hợp đồng vận chuyển hành khách không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận tải đa phương thức là gì? Cho ví dụ? Chứng từ vận tải đa phương thức gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ vận tải là gì? Quy định chi tiết danh sách dịch vụ vận tải mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xếp hàng hóa trên xe ô tô tải như thế nào là đúng quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi cách xác định xe quá tải, xe quá khổ từ 01/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về xe quá tải, xe quá khổ từ ngày 01/02/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông vận tải
Phan Hồng Công Minh
1,082 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao thông vận tải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào