Thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ cần đáp ứng điều kiện nào?

Cho hỏi thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ cần đáp ứng điều kiện nào?-Thắc mắc của chú Tài (Thái Nguyên)

Thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ?

Điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định như thế nào? Chào các bạn trong Ban biên tập. Tôi là phóng viên báo T. Hiện tại, tôi đang thực hiện chuyên đề về hợp tác quốc tế trong công tác giải quyết vụ án hình sự. Tôi được biết, Việt Nam có ký kết với một số quốc gia trên thế giới các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và vấn đề hình sự trong đó có quy định về dẫn độ tội phạm. Vậy trường hợp công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ thì điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân này được quy định ra sao? Nội dung này tôi có thể tìm hiểu thêm tại đâu? Rất mong nhận được sự hỗ trợ giải đáp từ Ban biên tập.

Trả lời:

Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội cũng như pháp lý, góp phần thể chế hoá và thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cuờng hội nhập, hợp tác quốc tế đã được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Hợp tác quốc tế góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay.

Theo đó, trong tình hình tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Không ít trường hợp công dân Việt Nam sau khi phạm tội tìm cách tẩu thoát ra nước ngoài ẩn nấp. Trong những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam không thể tự mình bắt và dẫn công dân về nước để chịu trách nhiệm hình sự. Tình trạng này cũng xảy ra phổ biến đối với công dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, theo chính sách tương trợ tư pháp, hoạt động dẫn độ tội phạm được thỏa thuận giữa các quốc gia, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở cả phạm vi trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp công dân Việt Nam bị chính quyền nước bạn từ chối dẫn độ dẫn đến khó khăn trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự.

Điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định tại Điều 500 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó:

Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện:
1. Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ;
2. Hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.

Thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ cần đáp ứng điều kiện nào?

Thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ cần đáp ứng điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ?

Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định như thế nào? Chào các bạn trong Ban biên tập. Tôi là phóng viên báo T. Hiện tại, tôi đang thực hiện chuyên đề về hợp tác quốc tế trong công tác giải quyết vụ án hình sự. Tôi được biết, Việt Nam có ký kết với một số quốc gia trên thế giới các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và vấn đề hình sự trong đó có quy định về dẫn độ tội phạm. Vậy trường hợp công dân Việt Nam vi phạm pháp luật rồi bỏ trốn ra nước ngoài mà bị từ chối dẫn độ thì trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân này được tiến hành như thế nào? Nội dung này tôi có thể tìm hiểu thêm tại đâu? Rất mong nhận được sự hỗ trợ giải đáp từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội cũng như pháp lý, góp phần thể chế hoá và thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cuờng hội nhập, hợp tác quốc tế đã được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Hợp tác quốc tế góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay.

Theo đó, trong tình hình tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Không ít trường hợp công dân Việt Nam sau khi phạm tội tìm cách tẩu thoát ra nước ngoài ẩn nấp. Trong những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam không thể tự mình bắt và dẫn công dân về nước để chịu trách nhiệm hình sự. Tình trạng này cũng xảy ra phổ biến đối với công dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, theo chính sách tương trợ tư pháp, hoạt động dẫn độ tội phạm được thỏa thuận giữa các quốc gia, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở cả phạm vi trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp công dân Việt Nam bị chính quyền nước bạn từ chối dẫn độ dẫn đến khó khăn trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự.

Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định tại Điều 499 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó:

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định từ chối dẫn độ công dân Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án đã ra quyết định từ chối dẫn độ chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo của nước ngoài đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ theo quy định của luật.
3. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
4. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử có căn cứ, đúng pháp luật.


Công an thực hiện việc kiểm tra cư trú rồi khám xét chỗ ở của công dân?

Thứ nhất, về việc công an phường kiểm tra việc tạm trú.

Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA, Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú thì việc công an phường nơi bạn đang cư trú tiến hành kiểm tra việc tạm trú của bạn là đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật về cư trú.

Thứ hai, việc công an khám xét chỗ ở.

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Quyền này được khẳng định tại Điều 22 Hiến pháp 2013.

Cụ thể:

- Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Thủ tục hành chính:

Theo quy định tại Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm i Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 về việc khám xét nơi ở theo thủ tục hành chính được tiến hành như sau:

- Tương tự như trường hợp khám xét nơi ở theo thủ tục hình sự việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Thẩm quyền ra quyết định khám xét nơi ở theo thủ tục hành chính sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

- Khi khám nơi ở phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.

Thủ tục hình sự:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, chổ ở của công dân chỉ bị khám xét trong 2 trường hợp sau:

Khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án;

Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

Trân trọng!

Thi hành bản án
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành bản án
Hỏi đáp pháp luật
Thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ cần đáp ứng điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành bản án
Nguyễn Minh Tài
827 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành bản án
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào