Giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 có giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp như thế nào? Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 ra sao? Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững dài hạn trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 là gì? Mong được giải đáp và hỗ trợ sớm!

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 có giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp như thế nào?

Căn cứ Tiết a Tiểu mục 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

a) Phát triển sản xuất công nghiệp
- Cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành chế biến, chế tạo nhằm tạo sự bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu.
- Tăng cường công tác điều phối phát triển theo vùng, lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng góp phần hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi giá trị trong nước, nhằm tận dụng lợi thế về tích tụ công nghiệp tại một số địa phương, vùng kinh tế.
- Triển khai có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành; các chiến lược, quy hoạch, đề án đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các chiến lược, đề án, kế hoạch xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo quá trình quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, trong đó chú trọng đến các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT, in 3D, vật liệu mới,...).
- Tháo gỡ các rào cản về hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế, tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, khuyến khích các dự án, nghiên cứu về vật liệu mới, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm có hàm lượng đổi mới sáng tạo cao.

Giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 bao gồm những nội dung sau:

- Cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành chế biến, chế tạo nhằm tạo sự bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu.

- Tăng cường công tác điều phối phát triển theo vùng, lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng góp phần hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi giá trị trong nước, nhằm tận dụng lợi thế về tích tụ công nghiệp tại một số địa phương, vùng kinh tế.

- Triển khai có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành; các chiến lược, quy hoạch, đề án đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các chiến lược, đề án, kế hoạch xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo quá trình quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, trong đó chú trọng đến các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT, in 3D, vật liệu mới,...).

Giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?

Giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào? (Hình từ Internet)

Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 ra sao?

Theo Tiết b Tiểu mục 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

b) Phát triển sản xuất nông nghiệp
- Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, phát triển du lịch và ẩm thực.
- Có chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cho từng cấp sản phẩm chủ lực: (i) Sản phẩm quốc gia; (ii) Sản phẩm địa phương; (iii) Sản phẩm OCOP; chính sách xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến cho chế biến hàng nông sản xuất khẩu.
- Tăng cường liên kết, phát huy vai trò của tổ chức của nông dân (Tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp) trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.
- Phát triển công nghệ bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản chế biến; đẩy mạnh việc triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, thủy sản xuất khẩu.
- Phát huy vai trò của địa phương trong lựa chọn loại nông sản thích hợp để hình thành vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch; xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực, nông sản đặc trưng, phát triển thương hiệu đi cùng với các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được quy định như sau:

- Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, phát triển du lịch và ẩm thực.

- Có chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cho từng cấp sản phẩm chủ lực: (i) Sản phẩm quốc gia; (ii) Sản phẩm địa phương; (iii) Sản phẩm OCOP; chính sách xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến cho chế biến hàng nông sản xuất khẩu.

- Tăng cường liên kết, phát huy vai trò của tổ chức của nông dân (Tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp) trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.

- Phát triển công nghệ bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản chế biến; đẩy mạnh việc triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, thủy sản xuất khẩu.

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững dài hạn trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 là gì?

Tại Tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững dài hạn trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

2. Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn
- Xây dựng, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các quốc gia thông qua thực thi hiệu quả cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do; đàm phán Hiệp định thương mại tự do với các đối tác đã được Chính phủ cho chủ trương, chú trọng các đối tác có dung lượng thị trường lớn và sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là nông sản trên cơ sở có đi có lại; nghiên cứu khả thi việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số đối tác mới có tiềm năng.
- Nâng cao năng lực và tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu thị trường, dự báo, cập nhật các thay đổi về chính sách thương mại, các rào cản phi thuế quan tại các thị trường xuất khẩu.
- Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngoài.
- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở những thị trường nước ngoài trọng điểm; tăng cường tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực mạng lưới xúc tiến thương mại ở trong nước và tại nước ngoài nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại cả ở cấp chính phủ, ngành hàng, địa phương và doanh nghiệp.
- Triển khai kế hoạch xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu theo định hướng chiến lược về nhóm thị trường trọng điểm, nhóm mặt hàng ưu tiên theo từng giai đoạn. Đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập khẩu thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch,... Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, ngành hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Trân trọng!

Tạ Thị Thanh Thảo

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hoạt động quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô đã tạm nhập khẩu miễn thuế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện nhập khẩu bột trứng gà là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản vay nhập khẩu hàng trả chậm có phải thực hiện đăng ký khoản vay với ngân hàng nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất khẩu phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch có được bán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế nhập khẩu ô tô năm 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
2071 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào