Có bị chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động nghỉ ốm dài ngày?

Tôi có ký hợp đồng lao động 16 tháng với một công ty, tôi đa làm việc được 8 tháng rồi, tuy nhiên tôi bị ốm và đã phải nghỉ nhiều ngày liên tục. Liệu công ty có thể chấm dứt hợp đồng lao động với tôi hay không? Tôi liệu có bị kỷ luật sa thải hay không?

Người lao động nghỉ ốm lâu ngày có bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không?

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Như vậy, theo quy định như trên, nếu bạn bị đau ốm mà đã điều trị liên tục trong 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục, thì công ty của bạn mới có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bạn.

Có bị chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động nghỉ ốm dài ngày?

Có bị chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động nghỉ ốm dài ngày? (Hình từ Internet)

Người lao động nghỉ ốm lâu ngày có bị người sử dụng lao động sa thải không?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo đó, việc bạn nghỉ ốm dài ngày không nằm trong các trường hợp người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Cho nên bạn sẽ không bị kỷ luật sa thải khi nghỉ ốm dài ngày.

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do nghỉ ốm dài ngày có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không?

Tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định như trên, do bạn chưa làm việc cho công ty 12 tháng liên tục cho nên khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động cho bạn sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc.

Trân trọng!

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Cắt giảm nhân sự là gì? Người sử dụng lao động không được cắt giảm nhân sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp pháp luật
Người sử dụng lao động chấm dứt HĐLD trước thời hạn
Hỏi đáp pháp luật
NSDLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ với lý do không hoàn thành công việc ? Việc giải quyết khiếu nại như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
NLĐ không đồng ý tăng ca, công ty có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?
Hỏi đáp pháp luật
NSDLD chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Khi người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Khi công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
5,245 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào