Quy định về trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?

Trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như thế nào? Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong phân công trách nhiệm soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương? Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?

Trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương như sau:

Văn phòng Bộ có trách nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 18/2018/TT-BCT).

Trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được quy định như trên.

Quy định về trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?

Quy định về trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong phân công trách nhiệm soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?

Theo Điều 9 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong phân công trách nhiệm soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm:
1. Bảo đảm tiến độ soạn thảo, quy trình soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản theo quy định tại Chương IV Thông tư số 08/2021/TT-BCT.
2. Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật định kỳ (theo tuần, năm) hoặc đột xuất về tình hình thực hiện Chương trình gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ hoặc cơ quan có thẩm quyền. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm cập nhật tiến độ theo hướng dẫn của Vụ Pháp chế và đảm bảo thời hạn cập nhật, tính chính xác của tiến độ được cập nhật. Trong đó:
a) Đối với báo cáo tiến độ tuần: Thời hạn gửi báo cáo tiến độ là trước 11h00 ngày thứ 6 hằng tuần qua địa chỉ email vpc@moit.gov.vn. Sau thời hạn trên, nếu Vụ Pháp chế không nhận được báo cáo tiến độ của đơn vị, Vụ Pháp chế sẽ lấy tiến độ tuần gần nhất để tổng hợp tiến độ xây dựng văn bản báo cáo Bộ trưởng;
b) Đối với báo cáo tiến độ năm: Thời hạn gửi báo cáo tiến độ là trước ngày 15 tháng 11 hằng năm;
Trường hợp ngày báo cáo tiến độ trùng với ngày nghỉ làm việc theo quy định của pháp luật, các đơn vị gửi cập nhật vào ngày trước ngày nghỉ đó.
3. Kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách về tiến độ, kế hoạch, nội dung, các vấn đề phức tạp, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 08/2021/TT-BCT. Đối với những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà đơn vị chủ trì xác định có nội dung phức tạp, quan trọng cần xin ý kiến Ban cán sự đảng, Thủ trưởng đơn vị chủ trì chủ động phối hợp với Văn phòng Ban cán sự đảng để đề xuất đưa vào Chương trình làm việc định kỳ hoặc đột xuất của Ban cán sự đảng.
4. Trường hợp phải điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình vì lý do khách quan, do chậm tiến độ soạn thảo, do chất lượng văn bản không đảm bảo, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo phải báo cáo và được sự đồng ý của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, sau đó báo cáo Bộ trưởng đồng ý trước khi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp. Văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ phải nêu rõ nguyên nhân của việc điều chỉnh hoặc đưa ra khỏi Chương trình và đề xuất biện pháp khắc phục.
5. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ đối với các văn bản chậm tiến độ nhưng không báo cáo hoặc báo cáo việc điều chỉnh, đưa ra khỏi Chương trình sau thời điểm trình/ban hành văn bản đã đăng ký.
6. Báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực trước khi gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để đăng tải dự thảo lên Cổng thông tin điện tử và lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân.
Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa đơn vị chủ trì và đơn vị khác trong Bộ, đơn vị chủ trì phải báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực về các nội dung còn ý kiến khác nhau.

Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong phân công trách nhiệm soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được quy định như trên.

Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?

Tại Điều 10 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định trách nhiệm của Vụ Pháp chế như sau:

1. Cử cán bộ tham gia soạn thảo và phối hợp với đơn vị chủ trì trong quá trình soạn thảo văn bản theo quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.
2. Thực hiện đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật lên trang Thông tin pháp luật Công Thương (legal.moit.gov.vn) để lấy ý kiến theo đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo và trên cơ sở phê duyệt của Lãnh đạo Bộ.
3. Đảm bảo thời hạn và chất lượng của công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Chương V Thông tư số 08/2021/TT-BCT.
Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn những vấn đề có ý kiến khác nhau, Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo để xử lý. Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế đề nghị Lãnh đạo Bộ chủ trì họp với các đơn vị liên quan để thảo luận về những vấn đề đó trước khi tổ chức thẩm định.
4. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc báo cáo tiến độ; đôn đốc và tổng hợp báo cáo về tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.
5. Báo cáo Bộ trưởng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
6. Dự thảo báo cáo 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được quy định như trên.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Bộ Công Thương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký hóa chất theo thông tư số 28 ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc siết quản lý nhập khẩu ô tô
Hỏi đáp pháp luật
Lập website bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về quy định bảo hành sản phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời việc bàn giao lưới điện nông thôn
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương sẽ có hướng dẫn về thủ tục cấp C/O ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong kinh doanh mũ bảo hiểm
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong quản lý về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Công Thương
293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Công Thương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào