Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình có mục đích là gì?

Mục đích của kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình là gì? Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình có những yêu cầu gì? Tổ chức tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em có nội dung tuyên tryền như thế nào? Hình thức, thời gian tuyên truyền của tổ chức tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào? Nhờ ban biên tập giải đáp.

Mục đích của kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình là gì?

Tại Tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình ban hành kèm theo Quyết định 2700/QĐ-BVHTTDL quy định mục đích như sau:

- Triển khai các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình theo Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Gia đình.
- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình.
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em cho các thành viên trong gia đình, từ đó giảm thiểu, hạn chế tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt là trong gia đình.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình về công tác bình đẳng giới và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình, hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Trên đây là mục đích của kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình.

Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình có mục đích là gì?

Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình có mục đích là gì? (Hình từ Internet)

Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình có những yêu cầu gì?

Tại Tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình ban hành kèm theo Quyết định 2700/QĐ-BVHTTDL quy định yêu cầu như sau:

- Bảo đảm sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Việc tổ chức tuyên truyền phải tiếp cận được nhiều đối tượng; bảo đảm về dung lượng, thời gian theo đúng kế hoạch. Ưu tiên tuyên truyền trên các báo, tạp chí hướng tới đông đảo độc giả là cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp, trẻ em trong gia đình và phụ nữ trên toàn quốc.
- Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với đông đảo người dân.
- Các hoạt động được tổ chức thiết thực, tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả và chất lượng.
- Các sản phẩm truyền thông của hoạt động này có thể sử dụng để phục vụ các hoạt động truyền thông tiếp theo của công tác gia đình.

Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình được quy định như trên.

Tổ chức tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em có nội dung tuyên truyền như thế nào?

Tại Điểm a Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình ban hành kèm theo Quyết định 2700/QĐ-BVHTTDL quy định tổ chức tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em có nội dung tuyên tryền như sau:

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình.
- Các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có đối tượng là trẻ em trong gia đình trên cả nước.
- Các kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng, chống xâm hại trẻ em cho các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất của trẻ không may bị xâm hại để hạn chế thấp nhất những hệ quả của việc bị xâm hại với trẻ em.
- Những kinh nghiệm hay; nêu gương những tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp vào việc thực hiện công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình.

Tổ chức tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em có nội dung tuyên truyền như trên.

Hình thức, thời gian tuyên truyền của tổ chức tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?

Tại Điểm b Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình ban hành kèm theo Quyết định 2700/QĐ-BVHTTDL quy định hình thức, thời gian tuyên truyền của tổ chức tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em như sau:

Tuyên truyền trên Báo Điện tử tổ quốc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Báo Phụ nữ Việt Nam (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), Chuyên trang Vì trẻ em của báo điện tử Dân sinh - www.vitreem.baodansinh.vn, phiên bản điện tử của Báo Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội).
Các tin, bài, ảnh tuyên truyền được đăng tải trên bản giấy, bản điện tử của các báo và tạp chí.
- Các chân trang báo, tạp chí đăng bài, tin tuyên truyền có logo Vụ Gia đình và dòng chữ “Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện”.
- Dự kiến số lượng tin, bài và tranh, ảnh minh họa:
+ Báo Điện tử tổ quốc: 12 tin; 15 bài; 6 ảnh; 02 phóng sự ảnh chuyên sâu; 01 Bài Emagazine sự kiện hay nhân vật chuyên sâu.
+ Báo Phụ nữ Việt Nam: 4 bài, 4 ảnh trên 4 số báo in; 8 bài, 8 ảnh trên Báo Phụ nữ điện tử.
+ Chuyên trang Vì trẻ em của báo điện tử Dân sinh-www.vitreem.baodansinh.vn, phiên bản điện tử của Báo Lao động và Xã hội: 22 bài viết; 23 ảnh minh họa.
- Thời gian tuyên truyền: Tháng 11, 12 năm 2022.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

Chăm sóc sức khỏe
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chăm sóc sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình có mục đích là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chăm sóc sức khỏe
258 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chăm sóc sức khỏe
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào