Việc kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu? Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì? Nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong? Nhơ tư vấn theo quy định mới!

Kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 10/12/2022) việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu được quy định như sau:

1. Cơ sở nuôi ong, thu mua mật ong: giám sát việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Cơ sở chế biến mật ong
a) Việc kiểm tra thông qua hoạt động kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận điều kiện VSTY (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận VSTY);
b) Việc giám sát điều kiện VSTY thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 của Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT);
c) Việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở đã được cấp các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY thực hiện theo yêu cầu của bên nhập khẩu hoặc tổ chức, cá nhân xuất khẩu;
Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY gồm các loại giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT.
3. Việc giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở sản xuất mật ong nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện đồng thời với hoạt động lấy mẫu giám sát ATTP đối với mật ong trong Chương trình giám sát hằng năm và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong không tuân thủ các tiêu chí giám sát VSTY và ATTP theo quy định
a) Cơ quan kiểm tra, giám sát xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp cơ sở không thực hiện hành động khắc phục hoặc không báo cáo về kết quả và thời gian khắc phục đối với các tiêu chí không tuân thủ theo quy định được ghi trong Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản thẩm định;
b) Kiến nghị các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc cơ quan quản lý thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp phát hiện không tuân thủ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được công nhận đối với các cơ sở được cấp Giấy
chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY.

Kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu được thực hiện theo quy định trên.

Việc kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Việc kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong là gì?

Theo Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 10/12/2022) căn cứ xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:

1. Danh sách các cơ sở sản xuất mật ong đã được cấp Giấy chứng nhận VSTY hoặc Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận VSTY với các thông tin liên quan đến cơ sở (tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, email), ngày cấp, hiệu lực Giấy chứng nhận, cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
2. Sản lượng mật ong của năm trước liền kề năm xây dựng Chương trình giám sát.
3. Kết quả thử nghiệm mẫu mật ong và thức ăn nuôi ong của Chương trình giám sát thực hiện 3 năm trước liền kề năm xây dựng Chương trình giám sát.
4. Thông tin cảnh báo, khuyến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP đối với mật ong để xác định các chỉ tiêu có nguy cơ cao gây mất ATTP.
5. Các yêu cầu, quy định của Việt Nam về sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y cấm, hạn chế sử dụng trong thú y; các quy định của nước nhập khẩu đối với chuỗi sản xuất mật ong xuất khẩu.

Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong được quy định trên.

Nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ 10/12/2022) nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong như sau:

1. Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về thú y và ATTP tại cơ sở sản xuất mật ong
a) Đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu: thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
b) Đối với cơ sở sản xuất mật ong không thuộc điểm a khoản này: thực hiện giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT;
c) Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong có tiêu chí giám sát không tuân thủ quy định: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Thông tư này.
2. Xây dựng cơ cấu mẫu giám sát và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát, gồm:
a) Số lượng mẫu mật ong được lấy từ các cơ sở nuôi ong, thu mua, chế biến mật ong để giám sát dư lượng và vi sinh vật ô nhiễm;
b) Số lượng mẫu thức ăn được lấy từ các cơ sở nuôi ong để giám sát việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong;
c) Thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát đến cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở được lấy mẫu.
3. Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát (trong trường hợp cần thiết) và phân tích mẫu giám sát căn cứ chỉ tiêu, phương pháp phân tích hằng năm được phê duyệt: thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
4. Xử lý các trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát hằng năm theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của các nước nhập khẩu (đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu).

Nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong được quy định như trên.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phẩm màu hóa học là gì? Dùng phẩm màu hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ chế biến thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là mẫu nào năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố tình bán thực phẩm từ động vật chết do bệnh có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm theo kế hoạch tối đa bao nhiêu lần một năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng phụ gia thực phẩm không có thời hạn sử dụng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng rong có cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các cơ sở nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn thực phẩm
395 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào