Quy định về lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm?

Lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm như thế nào? Lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp phúc thẩm như thế nào? Lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm, theo thủ tục đặc biệt như thế nào? Đăng ký hồ sơ kiểm sát để lưu trữ được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Hoàng (Điện Biên)

Lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm như sau:

1. Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm gồm các tập tài liệu sau:
a) Tập thủ tục tố tụng (Tập 1);
b) Tập tài liệu về người yêu cầu giải quyết việc dân sự (Tập 2);
c) Tập tài liệu về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (Tập 3);
d) Tập tài liệu, chứng cứ do Tòa án cấp sơ thẩm thu thập (Tập 4);
đ) Tập tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm (Tập 5).
2. Các loại tài liệu trong từng tập nêu tại khoản 1 Điều này tương tự như các loại tài liệu được quy định trong các tập tương ứng tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 6 Điều 8 Quy định này.

Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm sẽ được lập bao gồm các văn bản theo quy định như trên. Với mỗi tập hồ sơ sẽ có những tài liệu khác nhau.

Quy định về lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm?

Quy định về lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm? (Hình từ Internet)

Lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp phúc thẩm như thế nào?

Theo Điều 19 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp phúc thẩm như sau:

- Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp phúc thẩm gồm các tập tài liệu sau:

+ Tập thủ tục tố tụng (Tập 1);

+ Tập tài liệu về việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm (Tập 2).

+ Tập tài liệu về việc kháng cáo, kháng nghị (Tập 3);

+ Tập tài liệu, chứng cứ do Tòa án cấp phúc thẩm thu thập (Tập 4);

+ Tập tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm (Tập 5).

- Các loại tài liệu trong từng tập nêu tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này tương tự như các loại tài liệu được quy định trong các tập tương ứng tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 11 Quy định này.

- Tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy định này mà công chức thấy cần thiết cho kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp phúc thẩm.

Lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm, theo thủ tục đặc biệt như thế nào?

Tại Điều 20 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm, theo thủ tục đặc biệt như sau:

- Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm gồm các tập và các loại tài liệu tương tự quy định tại Điều 13, Điều 14 Quy định này.

- Hồ sơ kiểm sát việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với việc dân sự theo thủ tục đặc biệt gồm các tập và các loại tài liệu tương tự quy định tại Điều 15, Điều 16 Quy định này.

Đăng ký hồ sơ kiểm sát để lưu trữ được quy định như thế nào?

Theo Điều 22 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định đăng ký hồ sơ kiểm sát để lưu trữ như sau:

- Đơn vị nghiệp vụ đang quản lý hồ sơ kiểm sát đăng ký hồ sơ của đơn vị mình cần chuyển lưu trữ với đơn vị có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ.

- Hồ sơ kiểm sát được tiếp nhận từ Viện kiểm sát khác thì phải được đăng ký lại tại Viện kiểm sát tiếp nhận hồ sơ.

- Việc đăng ký hồ sơ kiểm sát để lưu trữ được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ.

Trân trọng!

Hồ sơ kiểm sát
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hồ sơ kiểm sát
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự ở cấp sơ thẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hồ sơ kiểm sát
Phan Hồng Công Minh
317 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hồ sơ kiểm sát
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào