Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong Chiến lược tài chính?

Chiến lược tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp như thế nào? Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính ra sao? Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính ra sao?

Chiến lược tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thế nào?

Căn cứ tiểu mục 5 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; đổi mới quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong Chiến lược tài chính như sau:

a) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và chuyển nhượng vốn nhà nước; đổi mới cơ chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
b) Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại; năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Có cơ chế khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, giám sát doanh nghiệp. Thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy công khai, minh bạch thông tin tài chính, tăng cường trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
c) Đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiệu quả, công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện. Đến năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo hình thức chủ yếu là cổ phần hóa, thoái vốn. Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được tập trung đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia.
d) Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật. Xử lý dứt điểm các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế để doanh nghiệp chủ động, tự chủ trong xử lý dự án. Việc xử lý bằng các hình thức giải thể, phá sản phải đảm bảo lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của người lao động và nhà đầu tư.
đ) Củng cố, hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu theo đúng vai trò quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại của các doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đồng thời tăng cường nhiệm vụ giám sát, kiểm tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu để kịp thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.

Chiến lược tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp:

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại; năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiệu quả, công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật. Xử lý dứt điểm các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội.

Củng cố, hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu theo đúng vai trò quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại của các doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đồng thời tăng cường nhiệm vụ giám sát, kiểm tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu để kịp thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong Chiến lược tài chính?

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong Chiến lược tài chính? (Hình từ Internet)

Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính ra sao?

Theo tiết a tiểu mục 6 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính như sau:

a) Thị trường chứng khoán
- Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; mở rộng và kết nối với thị trường khu vực và quốc tế. Hoàn thiện các quy định hướng dẫn về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán.
Tăng cường năng lực quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năng lực cạnh tranh của các tổ chức trung gian tham gia thị trường chứng khoán để đảm bảo thị trường vận hành an toàn, minh bạch, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích nhà đầu tư.
- Tăng cung hàng hóa và cải thiện chất lượng nguồn cung cho thị trường.
Đối với thị trường cổ phiếu, khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thực hiện chào bán (IPO) gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán; áp dụng quản trị công ty theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng doanh nghiệp niêm yết, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về niêm yết, đăng ký giao dịch sau khi đã cổ phần hóa. Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Đối với thị trường trái phiếu, tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của thị trường. Phát triển thị trường trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế bền vững.
Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu chính phủ để cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công. Tập trung phát triển thị trường thứ cấp để tăng tính thanh khoản, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển cơ sở nhà đầu tư; tăng cường sự liên thông giữa thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường tiền tệ để nâng cao tính thanh khoản của thị trường.
Tập trung phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm cả phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ gắn với tăng cường công bố thông tin; tổ chức hoạt động và cung cấp dịch vụ giao dịch trái phiếu doanh nghiệp qua Sở giao dịch chứng khoán đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường. Thúc đẩy hoạt động của dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, khuyến khích các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế tham gia cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam.
Phát triển đa dạng các sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn trên các tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán, cổ phiếu đơn lẻ và trái phiếu chính phủ. Xây dựng các chỉ số thị trường mới làm tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh.
- Phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư.
Mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và triển khai các loại hình quỹ đầu tư, nhà đầu tư có tổ chức dài hạn trên thị trường. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Hoàn thiện tổ chức thị trường, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin.
Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và thông lệ quốc tế. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hệ thống giám sát, giao dịch, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, đảm bảo hoạt động thị trường thông suốt, an toàn và ổn định.

Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính như sau: Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế; Tăng cung hàng hóa và cải thiện chất lượng nguồn cung cho thị trường; Phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư; Hoàn thiện tổ chức thị trường, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin.

Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính ra sao?

Tại tiết b tiểu mục 6 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính như sau:

b) Thị trường bảo hiểm
Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và hội nhập quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm ứng dụng công nghệ thông tin, bảo hiểm xanh, bảo hiểm liên kết y tế,...; Tăng cường năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp và công khai minh bạch của doanh nghiệp bảo hiểm.
Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm; Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp được tham gia bảo hiểm; Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm và đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm.
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, cải cách phương thức quản lý, giám sát của cơ quan quản lý bảo hiểm chuyển đổi dần sang quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro đồng thời với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin; Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.

Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính như sau: Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, tăng cường năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp và công khai minh bạch của doanh nghiệp bảo hiểm. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm; Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm.

Trân trọng!

Tạ Thị Thanh Thảo

Doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải có phòng pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp ứng điều kiện nào để được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số tăng thêm cho doanh nghiệp Nhà nước có lợi nhuận lớn áp dụng từ ngày 10/4/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước có bao nhiêu thành viên, đó là những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước có nhiệm kỳ bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể nào giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước có được chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản dầu khí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhằm mục đích tư lợi thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm tra đột xuất doanh nghiệp nhà nước được tiến hành vào thời điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp nhà nước
1365 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào