Quy định về đối tượng đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước?

Đối tượng đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước gồm những ai? Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm? Chi phí, cách tính chi phí đền bù, thủ tục xét đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào? Trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào?

Đối tượng đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước gồm những ai?

Căn cứ Điều 44 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định đối tượng đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng như sau:

Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng áp dụng đối với các trường hợp công chức, viên chức được Kiểm toán nhà nước cử đi đào tạo, bồi dưỡng và được Kiểm toán nhà nước chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng hoặc được các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng, như:
1. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
2. Đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế (ACCA, CPA Australia…);
3. Phí hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế mà công chức, viên chức tham gia được Kiểm toán nhà nước hỗ trợ (ACCA, CPA Australia...);
4. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng khác theo quy định.

Theo đó, đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng áp dụng đối với các trường hợp công chức, viên chức được Kiểm toán nhà nước cử đi đào tạo, bồi dưỡng và được Kiểm toán nhà nước chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng hoặc được các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Quy định về đối tượng đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước?

Quy định về đối tượng đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)

Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm?

Theo Điều 45 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng như sau:

Công chức, viên chức thuộc các đối tượng quy định tại Điều 44 Quy chế này phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong các trường hợp sau:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc, xin thôi việc hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Kiểm toán nhà nước trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng.
2. Không hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 43 Quy chế này.
3. Đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Kiểm toán nhà nước mà chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định.

Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm:

- Tự ý bỏ học, bỏ việc, xin thôi việc hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Kiểm toán nhà nước trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng.

- Không hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 43 Quy chế này.

- Đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Kiểm toán nhà nước mà chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định.

Chi phí, cách tính chi phí đền bù, thủ tục xét đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào?

Tại Điều 46 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định chi phí, cách tính chi phí đền bù, thủ tục xét đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng như sau:

1. Chi phí, cách tính chi phí đền bù, điều kiện tính giảm chi phí đền bù, Hội đồng xét đền bù, quyết định đền bù, trả và thu hồi chi phí đền bù áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
2. Trong trường hợp hết thời gian đền bù, công chức, viên chức chưa nộp trả đầy đủ chi phí đền bù, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổng hợp danh sách gửi Vụ Tổ chức cán bộ để báo cáo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng xem xét, xử lý.

Theo đó, chi phí, cách tính chi phí đền bù, điều kiện tính giảm chi phí đền bù, Hội đồng xét đền bù, quyết định đền bù, trả và thu hồi chi phí đền bù áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào?

Theo Điều 47 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế như sau:

1. Vụ Tổ chức cán bộ là đầu mối, phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Vụ Hợp tác quốc tế giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện Quy chế và định kỳ báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước tình hình thực hiện Quy chế.
2. Các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng chưa được đề cập trong Quy chế này hoặc đã đề cập nhưng Nhà nước thay đổi, bổ sung thì được thực hiện theo quy định tại các văn bản có hiệu lực hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước.
3. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và công chức, viên chức tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của Quy chế này.

Trân trọng!

Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm toán Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước có giá trị pháp lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Tổng Kiểm toán nhà nước hủy hồ sơ kiểm toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm toán nhà nước được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuê doanh nghiệp kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân hoặc tổ chức ngoài nước chỉ được thực hiện trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thông tin chủ yếu nào được đăng tải lên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ Kiểm toán nhà nước được đổi mới trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử kiểm toán nhà nước có cơ cấu như thế nào? Ai là trưởng ban?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm toán Nhà nước
Phan Hồng Công Minh
231 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm toán Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào