Học sinh tặng quà thì Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng có được nhận không?

Xin chào ban biên tập, tôi có con đang là học sinh trong trường giáo dưỡng, sắp tới cháu sắp hết thời hạn chấp hành thì cháu có thể tặng quà cảm ơn cho giáo viên chủ nhiệm ở trường không? Tôi nghe nói muốn làm giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng thì phải tốt nghiệp trường An ninh, vậy nếu không tốt nhiệp trường An ninh có được làm giáo viên chủ nhiệm không? Xin được giải đáp.

Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng có được nhận quà của học sinh tặng không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Những việc Giáo viên chủ nhiệm không được làm
1. Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi tiền, đồ vật của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào; nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất từ học sinh hoặc thân nhân của học sinh.
2. Tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh nhằm mục đích vụ lợi. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
3. Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, để cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.
4. Có lời nói, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử với học sinh không đúng quy định.
5. Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng không được nhận tiền, quà biếu của học sinh và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, cháu đang chấp hành trong trường giáo dưỡng không thể tặng quà cho giáo viên chủ nhiệm.

giáo viên chủ nhiệm

Học sinh tặng quà thì Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng có được nhận không? (Hình từ Internet)

Quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng gồm những quyền nào?

Theo Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng như sau:

- Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.

- Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh;

Đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.

- Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.

- Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.

Hằng tuần giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng phải gặp học sinh ít nhất bao nhiêu lần để nắm bắt tâm lý?

Tại Điều 7 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định giáo dục học sinh như sau:

Nhiệm vụ giáo dục học sinh
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đối với tổ, đội học sinh, từng học sinh phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, đặc điểm nhân thân và diễn biến tư tưởng của học sinh.
2. Hướng dẫn học sinh đăng ký thi đua; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.
3. Hằng tuần, gặp gỡ học sinh ít nhất 02 lần trở lên để nắm bắt diễn biến tâm lý, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để học sinh yên tâm chấp hành quyết định; quan tâm thăm hỏi, chăm sóc học sinh ốm đau hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi tháng phải giáo dục, tư vấn cho ít nhất 1/3 số học sinh trong Đội hoặc Tổ mình phụ trách. Mỗi tuần phải tổ chức 01 buổi sinh hoạt tập thể Đội hoặc Tổ học sinh, việc tổ chức sinh hoạt Đội hoặc Tổ phải ghi chép vào sổ.
4. Nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích cho học sinh các quy định liên quan đến học sinh trường giáo dưỡng; phối hợp tuyên truyền thời sự, chính sách, pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, lịch sử truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý chí cho học sinh. Phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình.
5. Định kỳ tuần, tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu, tổ chức sinh hoạt tổ, đội học sinh do mình phụ trách để kiểm điểm, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập, lao động của tập thể và từng học sinh; tổ chức họp bình xét, xếp loại thi đua, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành quyết định cho học sinh; đồng thời, dự kiến kế hoạch quản lý, giáo dục thời gian tiếp theo.
6. Trường hợp học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm lập biên bản, báo cho chỉ huy Đội để báo cáo Hiệu trưởng; đồng thời, phối hợp với các đội nghiệp vụ thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, ghi lời tường trình, tự thuật của người vi phạm và những người có liên quan và đề xuất hình thức xử lý theo quy định.
7. Trong thời hạn 10 ngày trước khi học sinh chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá, nhận xét quá trình chấp hành quyết định, phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan hoàn thiện thủ tục cho học sinh ra trường theo quy định.
8. Hai tháng trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với cán bộ phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ đề xuất Hiệu trưởng tổ chức cho học sinh đó học chương trình giáo dục dành cho học sinh sắp ra trường, thông báo cho cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng hằng tuần phải gặp học sinh ít nhất 02 lần để nắm bắt diễn biến tâm lý và triển khai các hoạt động giáo dục theo quy định.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Giáo viên chủ nhiệm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên chủ nhiệm
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học dạy 20 tiết/tuần
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên chủ nhiệm kiêm Chủ tịch công đoàn được giảm 7 tiết/tuần?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi bị nghiêm cấm trong công tác của Giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Bố trí Giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Việc quản lý học sinh của Giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Việc tổ chức lao động học nghề, hướng nghiệp cho học sinh của Giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ báo cáo của giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Trang bị, Điều kiện làm việc của Giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Kinh phí bảo đảm công tác của Giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên chủ nhiệm
271 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo viên chủ nhiệm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào