Quy định các loại Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước?

Các loại Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước gồm những gì? Quản lý chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào? Cảm ơn!

Các loại Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước gồm những gì?

Căn cứ Điều 6 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định các loại Chương trình, tài liệu bồi dưỡng như sau:

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước, bao gồm:

+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên, thời gian thực hiện tối đa đối với mỗi cấp độ là 04 tuần;

+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính, thời gian thực hiện tối đa đối với mỗi cấp độ là 06 tuần;

+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên cao cấp, thời gian thực hiện tối đa đối với mỗi cấp độ là 08 tuần.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm, bao gồm:

+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần.

+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa 01 tuần.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng khác do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.

chương trình bồi dưỡng

Quy định các loại Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)

Quản lý chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào?

Theo Điều 7 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định quản lý chương trình, tài liệu bồi dưỡng như sau:

- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chủ trì tham mưu Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý chương trình, tài liệu bồi dưỡng quy định tại Điều 6 Quy chế này.

- Nhiệm vụ quản lý chương trình, tài liệu bồi dưỡng gồm:

+) Tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu;

+) Tổ chức thẩm định, đánh giá;

+) Phê duyệt, ban hành và hướng dẫn thực hiện;

+) Cập nhật, đánh giá chương trình, tài liệu;

+) Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.

Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào?

Tại Điều 8 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng như sau:

- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán

+) Chủ trì đề xuất các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cần xây dựng và trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, phê duyệt.

+) Tham mưu, trình Tổng Kiểm toán nhà nước giao các đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu hoặc thành lập các Ban xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng do Kiểm toán nhà nước quản lý theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.

+) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng: Tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước; chương trình, tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý; chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm và các chương trình, tài liệu khác do Tổng Kiểm toán nhà nước giao; trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và ban hành.

+) Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước xây dựng các chương trình, biên soạn, tài liệu bồi dưỡng khác theo nhu cầu của đơn vị.

- Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước

+) Đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán) các chương trình, tài liệu bồi dưỡng do Kiểm toán nhà nước hoặc đơn vị cần xây dựng, biên soạn.

+) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng do Kiểm toán nhà nước xây dựng khi được phân công.

+) Chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu về cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho công chức, viên chức thuộc đơn vị đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm toán Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước có giá trị pháp lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Tổng Kiểm toán nhà nước hủy hồ sơ kiểm toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm toán nhà nước được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuê doanh nghiệp kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân hoặc tổ chức ngoài nước chỉ được thực hiện trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thông tin chủ yếu nào được đăng tải lên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ Kiểm toán nhà nước được đổi mới trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử kiểm toán nhà nước có cơ cấu như thế nào? Ai là trưởng ban?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm toán Nhà nước
283 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm toán Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào